Lào ra thông báo cấm các hoạt động săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

PV |

Ngày 29/5/2023, Cục Kiểm lâm Bộ Nông lâm Lào ra thông báo số 0638 về việc cấm hoạt động buôn bán động vật hoang dã, thịt và các sản phẩm từ động vật hoang dã trong danh mục cấm, đồng thời cấm quảng cáo và xây dựng các video, hình ảnh về săn bắt động vật hoang dã trên mạng xã hội. Cụ thể:

Yêu cầu dừng ngay hoạt động mua bán, sở hữu, vận chuyển, xuất nhập khẩu động vật hoang dã, xác, các bộ phận và sản phẩm từ động vật hoang dã thuộc danh mục cấm (danh mục I). Nếu vi phạm, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý theo Bộ luật hình sự Chương 9 Điều 334, 335 và 337, cụ thể: Phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc được tại ngoại và phạt tiền từ 10 triệu Kíp đến 50 triệu Kíp.

  
Yêu cầu dừng ngay việc thông báo mua bán, xây dựng quảng cáo video, hình ảnh về việc săn bắt, tra tấn các loại động vật hoang dã thuộc danh mục cấm trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Wechat, Youtube, Tiktok, Whatsapp… Nếu vi phạm, đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự Chương 9, điều 331, cụ thể: Phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và phạt tiền từ 3 triệu Kíp đến 10 triệu Kíp.

Yêu cầu nhân dân, cán bộ, bộ đội, công an… hỗ trợ cơ quan chức năng trong quản lý, bảo vệ động vật hoang dã. Nếu phát hiện các hoạt động săn bắt, mua bán, vận chuyển, chiếm hữu động vận hoang dã, các bộ phận hoặc sản phẩm từ đồng vật hoang dã thuộc danh mục cấm (danh mục 1), đề nghị báo ngay cho cơ quan chức năng theo đường dây nóng 1601, website:https://dofi.maf.gov.la và Facebook của Cục Kiểm lâm https://m.facebook.com/DOFILAOS/

Yêu cầu đơn vị kiểm lâm tại các địa phương triển khai và tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và quy định liên quan; tăng cường tuần tra tại các khu vực mục tiêu; theo dõi các hiện tượng tiêu cực liên quan đến động vật hoang dã trên mang xã hội. Nếu phát hiện các hoạt động vi phạm, cần tiến hành điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.

(Nguồn: Tạp chí Lào-Việt)

TAGS

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Hoài Nam |

Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp hạng cao về đa dạng sinh học. Mới đây, theo công bố của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), trong số 380 loài mới được các nhà khoa học phát hiện tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông của Đông Nam Á, có tới 158 loài tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam. Những năm qua, nhiều dự án hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai khắp cả nước với nỗ lực bảo vệ các loài động vật quý hiếm, trong đó có những loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Bắt đối tượng tàng trữ 19 kg động vật hoang dã quý hiếm

Lê Trường |

Ngày 13/12, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh Quảng Trị cho biết vừa bắt giữ đối tượng có hành vi tàng trữ động vật hoang dã thuộc diện nguy cấp, quý hiếm.

Tăng cường quản lý, bảo vệ động vật hoang dã

Thu Hạ |

Nhận thức rõ vai trò của đa dạng sinh học đối với bảo vệ môi trường sinh thái, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ động vật hoang dã cũng như góp phần kéo giảm số vụ vi phạm tàng trữ, buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép.

Hệ lụy từ hành vi buôn bán động vật hoang dã

Hoài Nam |

Còn nhớ trong một phiên tòa xét xử vụ “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”, khi tòa tuyên án 4 năm tù, người thân của bị cáo òa khóc: “Chỉ là 4 con tê tê thôi, sao lại quý hơn so với sự tự do của con người?”. Hẳn với suy nghĩ đó, nên khi đồng ý mua tê tê về thành phố bán kiếm lời, bị cáo - một phụ nữ với gánh nặng gia đình chồng chất - không nghĩ đến việc phải trả giá bằng bản án 4 năm tù giam. Không riêng gì bị cáo trong vụ án này mà không ít người dân ở vùng miền núi vẫn còn nặng thói quen: “chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”…, dẫn đến hành vi săn bắt, buôn bán động vật nguy cấp, quý, hiếm thường xuyên xảy ra.