Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga cho biết các nhà sản xuất sẽ chia sẻ các trách nhiệm pháp lý nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra với vaccine Covid-19.
Cách đây không lâu, một số nhà khoa học tỏ ra nghi ngờ về tính an toàn và hiệu quả của Sputnik-V, được chính phủ Nga phê duyệt trước khi hoàn thành thử nghiệm lâm sàng. Vaccine do Viện Nghiên cứu Gamaleya phát triển. RDIF tuyên bố sẽ cùng gánh một số rủi ro pháp lý trong các hợp đồng cung cấp của công ty dược phẩm.
Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga cho biết các nhà sản xuất sẽ chia sẻ các trách nhiệm pháp lý nếu có bất cứ sự cố nào xảy ra với vaccine Covid-19. Như vậy, các đơn vị phát triển vaccine sẽ phải chịu một phần kinh phí nếu quốc gia mua sản phẩm yêu cầu phải bồi thường, trong trường hợp phát hiện tác dụng phụ.
Tuy nhiên, Kirill Dmitriev, người đứng đầu Quỹ đầu tư trực tiếp (RDIF), cho biết: "Chúng tôi tự tin vào kết quả lâu dài".
Dù số tiền bồi thường cụ thể không được tiết lộ nhưng theo ông Fábio Vilas-Boas, Giám đốc Sở Y tế bang Bahia, Brazil, quốc gia dự kiến mua 50 triệu liều vaccine của Nga, cho biết các rủi ro về pháp lý sẽ do phía Nga gánh vác.
"Trong trường hợp xảy ra sự cố, người bị tổn hại hoàn toàn có thể nộp đơn kiện tập thể chống lại bất cứ hãng dược nào", ông Vilas-Boas nói.
Các hãng trên thế giới hầu như đều rút ngắn quá trình phát triển vaccie Covid-19 xuống vài tháng khi dịch bùng phát. Chính vì vậy điều này làm dấy lên lo ngại về tác dụng phụ của vaccine. Thời gian gần đây cũng có khá nhiều tranh cãi xoay quanh việc yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Các tình nguyên viên thử nghiệm giai đoạn 3 sẽ được nhận khoản bảo hiểm trị giá hơn 26.000 USD nếu tử vong. Hiện đã có ít nhất 40.000 người tham gia thử nghiệm. Kết quả dự kiến công bố vào tháng 10 hoặc tháng 11. Ông Kirill Dmitriev cũng đã tiêm thử vaccine.
Đến nay, RDIF cam kết phân phối 200 triệu liều tiêm, một nửa cho châu Mỹ Latin, còn lại dành cho Ấn Độ. Quỹ cho biết họ còn nhận được đơn đặt hàng lên tới một tỷ liều.
(Nguồn: Phụ nữ mới)