Con đường học vấn của các Tổng thống Mỹ

An Ly |

Họ là những vị Tổng thống được cả thế giới biết đến, thế nhưng bạn có bao giờ thắc mắc con đường học vấn của họ ra sao?


Barack Obama

Ảnh Barack Obama thời sinh viên. Ảnh: AP
Ảnh Barack Obama thời sinh viên. Ảnh: AP

Trước khi chuyển đến ĐH Columbia năm 1981, Obama đã học tại Trường CĐ Occidental, Los Angeles, California – nơi ông được biết đến với cái tên Barry. Obama cho biết việc chọn Occidental bởi vì ông ''đã gặp một cô gái tới từ Brentwood, Los Angeles" khi cô ấy du lịch tới Hawaii. 

Tổng thống Obama hiện giờ. Ảnh: Internet
Tổng thống Obama hiện giờ. Ảnh: Internet

Cuối năm 1988, Obama nhập học Trường Luật của Đại học Harvard. Vào cuối năm thứ nhất, dựa trên thành tích học tập và một cuộc thi viết, Obama được chọn làm biên tập viên cho Harvard Law Review. Đến năm thứ hai, ông đắc cử chức Chủ nhiệm của tạp chí này. Sự kiện một người da đen đảm nhiệm chức vụ chủ nhiệm tạp chí luật uy tín của Harvard đã thu hút sự chú ý của báo giới. Năm 1991, Obama tốt nghiệp hạng danh dự với học vị Tiến sĩ Luật.

 

George W. Bush

George W. Bush thời trẻ. Ảnh: AP
George W. Bush thời trẻ. Ảnh: AP

George W. Bush không phải là một con mọt sách ở ĐH Yale, song ông là thành viên của Hội bí mật Skull and Bones nổi tiếng của Yale. Bush thường nói đùa rằng người ta biết đến ông không phải nhờ điểm số ở trường mà nhờ cuộc đời hoạt động của ông.

Ông nhận bằng Cử nhân Lịch sử năm 1968. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bush gia nhập một đơn vị không quân với cương vị là phi công năm 1972. Năm 1973, ông theo học tại Trường Đại học Kinh doanh thuộc Viện Đại học Harvard và nhận bằng cao học quản trị và kinh doanh năm 1975.

Cựu Tổng thống George W. Bush. Ảnh: Internet
Cựu Tổng thống George W. Bush. Ảnh: Internet

George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Năm 2000, ông Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ. Năm 2004, ông Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts.

Bill Clinton 

Bill Clinton thời trẻ. Ảnh: AP
Bill Clinton thời trẻ. Ảnh: AP


Sau khi gặp Tổng thống John F.Kennedy ở trường phổ thông, Clinton được truyền cảm hứng để phục vụ cộng đồng và đăng ký vào ĐH Georgetown, chuyên ngành Đối ngoại. Sau đó, ông lại dành được học bổng Rhodes của ĐH Oxford. Trở về từ Oxford, Clinton đến học tại trường luật thuộc Đại học Yale, nơi ông gặp người bạn cùng lớp và sau này là vợ của ông, Hillary Rodham. Sau khi tốt nghiệp từ Yale, Clinton về dạy môn luật tại Đại học Arkansas.

Bill Clinton là Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1993 đến 2001. Trước đó, ông từ có hai nhiệm kỳ là Thống đốc tiểu bang Arkansas. Ảnh: Internet
Bill Clinton là Tổng thống hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1993 đến 2001. Trước đó, ông từ có hai nhiệm kỳ là Thống đốc tiểu bang Arkansas. Ảnh: Internet


George H. W. Bush

Cựu Tổng thống George H. W. Bush từng là sinh viên ĐH Yale. Ảnh: AP
Cựu Tổng thống George H. W. Bush từng là sinh viên ĐH Yale. Ảnh: AP


Sau khi tốt nghiệp Phillips Academy vào tháng 6 năm 1942, George H. W. Bush phục vụ quân đội trong Thế chiến thứ 2, làm nhiệm vụ của một phi công. Sau đó, ông tốt nghiệp ĐH Yale trong chưa đầy 3 năm với tấm bằng cử nhân Kinh tế. Trong suốt những năm học đại học, Bush là một ngôi sao bóng chày, là thành viên của Skull and Bones. Các thành viên của Skull and Bones đã giúp đỡ ông rất nhiều trong chiến dịch tranh cử tổng thống sau này bằng những chiến dịch quyên tiền quảng cáo khá lớn.

Trước khi trở thành Tổng thống, H.W.Bush đã là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (1971-1973), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (1973-1974), Trưởng Văn phòng Đại diện Mỹ tại Trung Quốc (1974-1976), Giám đốc CIA (1976-1977), Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế I tại Houston (1977-1980), và là Phó Tổng thống thứ 43 của Mỹ, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989). Ảnh: Internet
Trước khi trở thành Tổng thống, H.W.Bush đã là Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (1971-1973), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (1973-1974), Trưởng Văn phòng Đại diện Mỹ tại Trung Quốc (1974-1976), Giám đốc CIA (1976-1977), Chủ tịch Ngân hàng Quốc tế I tại Houston (1977-1980), và là Phó Tổng thống thứ 43 của Mỹ, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989). Ảnh: Internet


Ronald Reagan 

Ronald Reagan từng là diễn viên điện ảnh. Ảnh: AP
Ronald Reagan từng là diễn viên điện ảnh. Ảnh: AP


Ronald là một sinh viên năng động của Trường Cao đẳng Eureka, IIIinois. Ông tham gia nhiều hoạt động của trường, từ bóng đá đến diễn kịch. Mặc dù học chuyên ngành Kinh tế học và Xã hội học, song ông lại trở thành một bình luận viên thể thao trên đài phát thanh sau khi tốt nghiệp. Sau đó, ông trở thành diễn viên điện ảnh, tuy nhiên vị Tổng thống thứ 40 của Mỹ không đạt được nhiều thành công trong lĩnh vực này. 

Cựu Tổng thống Ronald Reagan. Ảnh: Internet
Cựu Tổng thống Ronald Reagan. Ảnh: Internet

 

Jimmy Carter

Jimmy Carter thời trẻ. Ảnh: AP
Jimmy Carter thời trẻ. Ảnh: AP


Chuyển từ Cao đẳng Georgia Southwestern sang Học viện Naval Mỹ, Carter tốt nghiệp thứ hạng 59 trong lớp vào năm 1947. Sau đó, ông làm việc trên một chiếc tàu ngầm, rồi lên đến chức Đại úy. Carter cũng từng theo học Học viện Kỹ thuật Georgia, và nghiên cứu vật lý hạt nhân tại Đại học Union. Năm 1946, Carter nhận văn bằng cử nhân khoa học tại Học viện Hải quân Mỹ.

Cựu Tổng thống Jimmy Carter. Ảnh: Internet
Cựu Tổng thống Jimmy Carter. Ảnh: Internet

Trên con đường trở thành Tổng thống, Jimmy Carter cố gắng xoá bỏ tiền lệ kỳ thị đối với người da đen và được cả thế giới công nhận. Ông trở thành chính khách Mỹ đầu tiên công khai đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các công dân Mỹ da màu.

Gerald Ford

Gerald Ford  là một ngôi sao bóng đá của ĐH Michigan. Ảnh: AP
Gerald Ford là một ngôi sao bóng đá của ĐH Michigan. Ảnh: AP


Ford là một ngôi sao bóng đá của ĐH Michigan. Ông từng dành được 2 danh hiệu quốc gia nhờ tài năng này. Song ông đã từ bỏ sự nghiệp của một cầu thủ chuyên nghiệp để học luật ở ĐH Yale.

Tổng thống Gerald Ford. Ảnh: Internet
Tổng thống Gerald Ford. Ảnh: Internet


Richard Nixon

Nixon được nhận vào cả Havard và Yale, song Nixon không đủ khả năng chi trả học phí. Ảnh: AP
Nixon được nhận vào cả Havard và Yale, song Nixon không đủ khả năng chi trả học phí. Ảnh: AP

Mặc dù được nhận vào cả Havard và Yale, song Nixon không đủ khả năng chi trả học phí nên ông đã theo học trường Cao đẳng Whittier, California – nơi ông đã tham gia môn bóng chày và bóng đá. Sau đó, ông tới học luật ở trường Duke.

Tổng thống Richard Nixon. Ảnh: Internet
Tổng thống Richard Nixon. Ảnh: Internet


John F. Kennedy

John Kennedy đã từng là sinh viên của Đại học Harvard. Ảnh: Getty Images
John Kennedy đã từng là sinh viên của Đại học Harvard. Ảnh: Getty Images


Trước khi vào đại học, John dành một năm tại Học viện Kinh tế chính trị Luân Đôn chuyên ngành kinh tế chính trị. Mùa thu năm 1935, John theo học tại Đại học Princeton, nhưng buộc phải nghỉ học suốt mùa Giáng sinh vì mắc bệnh hoàng đản.

Trước khi đắc cử, John F. Kennedy là nhà báo, làm việc tại tòa soạn báo Hearst. Ông là người đưa tin về Thế chiến II trong mùa hè năm 1945 và tham dự cuộc họp đầu tiên của Liên Hợp Quốc với tư cách phóng viên nước ngoài. Ảnh: Business Insider.
Trước khi đắc cử, John F. Kennedy là nhà báo, làm việc tại tòa soạn báo Hearst. Ông là người đưa tin về Thế chiến II trong mùa hè năm 1945 và tham dự cuộc họp đầu tiên của Liên Hợp Quốc với tư cách phóng viên nước ngoài. Ảnh: Business Insider.

Mùa thu năm sau, John nhập học tại Đại học Harvard. Kennedy đã phân chia thời gian học ở Harvard để đi du lịch và làm nghiên cứu cho luận văn của ông với đề tài "Chính sách nhượng bộ ở Munich", sau đó tham gia vào hải quân trong một thời gian ngắn. 

Tại Harvard, học lực của Kennedy được xếp vào hạng trung bình, hầu hết là loại B, C và chưa hề có điểm A. Kennedy tốt nghiệp với văn bằng chuyên ngành quan hệ quốc tế tháng 6 năm 1940. Luận văn Với tựa đề Why England Slept nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt và được xuất bản thành sách vào năm 1940.

Với tài năng sẵn có và vốn kinh nghiệm sâu sắc về nền chính trị xã hội, John Kennedy nhanh chóng thu hút sự ủng hộ của nhiều chính khách. Năm 1952, ông được bầu vào Thượng Nghị Viện Mỹ, và tám năm sau chính thức đắc cử Tổng thống. Ảnh: Internet
Với tài năng sẵn có và vốn kinh nghiệm sâu sắc về nền chính trị xã hội, John Kennedy nhanh chóng thu hút sự ủng hộ của nhiều chính khách. Năm 1952, ông được bầu vào Thượng Nghị Viện Mỹ, và tám năm sau chính thức đắc cử Tổng thống. Ảnh: Internet

Herbert Hoover

Hoover là sinh viên đầu tiên của trường Stanford. Ảnh: AP
Hoover là sinh viên đầu tiên của trường Stanford. Ảnh: AP

Hoover tốt nghiệp ĐH Stanford năm 1891 – khóa đầu tiên của trường này. Truyền thuyết nói rằng Hoover từng khẳng định ông là sinh viên đầu tiên của Stanford bởi ông là người đầu tiên ngủ trong kí túc xá ngôi trường này.

Năm 1895, Herbert Hoover tốt nghiệp với tấm bằng ngành Địa chất. Trước khi đắc cử, ông làm việc với tư cách kỹ sư, doanh nhân. Ông đã đi khắp nơi trên thế giới để tìm các mỏ khoáng sản có giá trị và thành lập doanh nghiệp khai thác tài nguyên. 

(Nguồn: Tổng hợp)

TAGS

Nga sẽ cung cấp 100 triệu liều vắcxin ngừa COVID-19 cho Ấn Độ

Lê Minh |

Dr Reddy's Laboratories - một trong những công ty dược lớn nhất của Ấn Độ - sẽ tiến hành các thử nghiệm giai đoạn III với vắcxin Sputnik-V tại Ấn Độ, sau khi được các nhà chức trách phê chuẩn.

Lào chỉ còn 1 bệnh nhân Covid-19

Tổng hợp |

Ngày 16/9, Bộ Y tế Lào tổ chức họp báo, cho biết số bệnh nhân Covid-19 ở nước này vẫn là 23 người, trong đó 22 người đã được điều trị khỏi và xuất viện.

Tổ chức vượt biên qua Lào với giá 1 triệu đồng/ người

Phan Vĩnh |

Ngày 15/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết, đơn vị đã củng cố chứng cứ, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục, ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và chuyển giao đối tượng, tang vật, chứng cứ cho cơ quan điều tra xử lý trước pháp luật về việc tổ chức đưa đón người xuất, nhập cảnh trái phép qua biên giới.

Nhiều giải pháp để tăng năng suất, chất lượng tinh bột sắn Hướng Hóa

Ngô Thùy |

Được thành lập năm 2005, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc Công ty CP Tổng Công ty thương mại Quảng Trị hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh tinh bột sắn. Là một doanh nghiệp với mục tiêu hướng về nông thôn và nông dân, nhà máy thường xuyên triển khai mô hình “dân vận khéo” với các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân đầu tư bón phân thâm canh và cơ giới hóa nhằm tăng năng suất, chất lượng cho cây sắn trên địa bàn.