Nghi vấn đường Thái Lan lẩn tránh thuế để vào Việt Nam

Nguyễn Quỳnh |

 

5 quốc gia bỗng nhiên có kim ngạch xuất khẩu đường vào Việt Nam tăng vọt, trong khi không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh nhưng lại đều nhập khẩu đường từ Thái Lan.

Sau khi Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá 47,64% đối với một số sản phẩm đường từ Thái Lan thời hạn 5 năm (tính từ ngày 16/6/2021), đã có tác động tích cực đối với ngành mía đường trong nước. Lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giảm đáng kể, từ mức bình quân là 110.000 tấn năm 2020, tới nay chỉ còn khoảng 28.000 tấn (giảm 75%). Giá đường trong nước nhích lên, đồng thời giá thu mua mía cũng tăng từ 100.000 – 200.000 đồng/tấn.

Tuy nhiên, báo cáo sản xuất mía kỳ tháng 7/2021 vừa được Hiệp hội Mía đường Việt Nam mới công bố cho thấy, thời gian qua vẫn tiếp tục xảy ra hiện tượng bất thường trong nhập khẩu đường vào Việt Nam từ một số quốc gia ASEAN.

Việt Nam vẫn nhập khẩu 781.334 tấn với tổng giá trị 367.212.517 USD trong 6 tháng năm 2021. Ảnh minh họa: Báo Đầu tư
Việt Nam vẫn nhập khẩu 781.334 tấn với tổng giá trị 367.212.517 USD trong 6 tháng năm 2021. Ảnh minh họa: Báo Đầu tư

Dẫn số liệu của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Hiệp hội Mía đường Việt Nam nêu rõ, trong 6 tháng năm 2021, lượng đường nhập khẩu từ Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar, Indonesia vào Việt Nam đạt tới 399,189 tấn, tăng gấp 10 lần so với con số 38,61 tấn cùng kỳ năm trước. Trong khi những quốc gia này hoàn toàn không có phát triển gì về năng lực cạnh tranh mía đường để có thể xuất khẩu đường vào Việt Nam.

“Đây là dấu hiệu rõ ràng của động thái lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) tạm thời đối với sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan, khi cả 5 nước trên đều có nhập khẩu đường từ Thái Lan. Bản chất lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam từ 5 nước ASEAN nêu trên đều có liên quan xuất xứ từ Thái Lan. Toàn bộ số lượng đường nhập khẩu chỉ chịu thuế 5% so với mức thuế lẽ ra phải đóng là 33,88% và 48,88% tùy theo loại đường”, đại diện Hiệp hội mía đường Việt Nam nhận định.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, lượng đường nhập khẩu chỉ trong 6 tháng 781.334 tấn với tổng giá trị 367.212.517 USD là con số kỷ lục chưa từng có trong ngành đường Việt Nam. Trong khi đó nhu cầu về đường đã xuống đến mức thấp nhât trong 2 tháng gần đây dưới tác dụng của dịch bệnh dẫn đến việc giãn cách xã hội, hạn chế hàng hóa lưu thông. Các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn tòan làm chủ thị trường và nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, trong tháng 7/2021, tình hình bùng phát dịch Covid 19 tại các tỉnh phía Nam đã dẫn đến việc giãn cách xã hội, hạn chế hàng hóa lưu thông nên các hoạt động gian lận thương mại đường nhập lậu lắng xuống. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy đây chỉ là tạm thời, vì lượng đường Thái Lan vẫn tiếp tục nhập khẩu vào Campuchia và Thái Lan với mức độ lớn hơn so với cùng kỳ, lượng đường này hầu như chỉ phục vụ cho hoạt động nhập lậu và nhập lẩn tránh phòng vệ thương mại vào Việt Nam.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự báo, tháng 8/2021, nguồn cung đường từ nhập khẩu tiếp tục đưa đường vào thị trường thông qua nhập khẩu trực tiếp từ Thái Lan, từ các nước ASEAN và đường gian lận thương mại qua biên giới Tây Nam cộng với đường sản xuất từ mía trong nước đang tồn kho. Nhu cầu tiêu thụ đường sẽ lệ thuộc vào khả năng khống chế dịch bệnh và sẽ không có hiện tượng thiếu hụt đường trong tháng 8/2021 và tháng 9/2021.

Hiện nay, ưu thế thị trường vẫn thuộc về các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu và giá đường trong nước sẽ có diễn biến gắn với giá đường thế giới. Trong khi đó, sản xuất mía đường trong nước đã kết thúc niên vụ 2020 – 2021 đạt sản lượng 689.830 tấn, thấp hơn sản lượng 763.931 tấn đường của vụ trước.

Bối cảnh dịch bệnh hiện tại, các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu hoàn tòan làm chủ thị trường và nguồn cung đường đang đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường. Đáng chú ý, nhu cầu về đường đã xuống đến mức thấp nhất trong 2 tháng gần đây dưới tác dụng của dịch bệnh dẫn đến việc giãn cách xã hội, hạn chế hàng hóa lưu thông.

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Thái Lan cần gần 30 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua đại dịch

Minh Hằng |

Dịch COVID-19 khiến kinh tế Thái Lan còn tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998, nước này cần thêm 1.000 tỷ baht (29,9 tỷ USD) để hỗ trợ việc làm và thu nhập cho người dân.

Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong 2 năm do đồng baht suy yếu

Hà Chung |

Giá gạo của Thái Lan giảm xuống mức 380-395 USD/tấn trong phiên cuối tuần này, ghi dấu mức thấp nhất kể từ tháng 4/2019; trong khi giá gạo Ấn Độ tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong hơn 4 năm qua.

Thái Lan nối lại nhập khẩu bộ xét nghiệm COVID-19 của Trung Quốc

PV |

Ngày 14/8, Tổ chức Dược phẩm Chính phủ (GPO) của Thái Lan đã nối lại kế hoạch mua từ bên đấu thầu 8,5 triệu bộ dụng cụ xét nghiệm kháng nguyên (ATK) do Trung Quốc sản xuất.

Liên tiếp bắt giữ nhiều vụ buôn lậu đường kính trắng qua biên giới

Phước Trung- Minh Khánh |

Liên tiếp trong các ngày từ 11/6/2021 đến nay, các đơn vị Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị tuyến biên giới đã phát hiện, bắt giữ 7 vụ vận chuyển trái phép đường kính trắng Thái Lan qua biên giới, với tổng trọng lượng hơn 41 tấn.