Các phong tục ẩm thực truyền thống trong dịp Tết của các quốc gia luôn đa dạng với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Tại Nhật Bản, mọi người sẽ thưởng thức món mì Toshikoshi Soba từ bột kiều mạch với những sợi mì dài. Họ tin rằng sợi mì càng dài thì họ sẽ gặp càng nhiều may mắn. Người Trung Quốc ăn những chiếc bánh bao tròn nhỏ, tượng trưng cho những đồng tiền xu. Người Hàn Quốc sẽ nhâm nhi món xúp bánh gạo với phần nước dùng được hầm từ xương bò, ăn kèm với thịt bò, rong biển, hành lá và trứng chiên. Canh bánh gạo là món ăn vô cùng quan trong trong ngày Tết của người Hàn Quốc. Với người Hàn nếu không được ăn Tteokguk vào ngày đầu năm mới, bạn thậm chí còn không được coi là đã thêm một tuổi vì ý nghĩa của việc ăn Tteokguk nghĩa là “ăn” một năm khác.Ở Mexico, người dân thường thưởng thức món xúp Menudo được chế biến từ sách bò hoặc lòng bò hầm cùng với hành tây, rau mùi, rau oregano, ớt trong vòng 7 - 10 giờ với bánh ngô. Cách làm Tamales không quá khó, bởi vậy mọi người trong gia đình đều có thể tụ họp lại để cùng nhau gói bánh.
Người dân Cuba sẽ ăn heo sữa vì heo được xem là con vật mang lại may mắn cho người dân nước này; hay tại Peru có món Ceviche, một món “cocktail” hải sản và rau củ đầy màu sắc.
Người Nigeria xem đậu lăng tượng trưng cho đồng xu, đặc biệt họ kiêng các loại gia cầm vì cho rằng chúng sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của gia đình.
Người dân Uganda lại dành một món ăn đặc biệt cho bữa ăn sáng đầu năm mới với một bàn ăn sáng thịnh soạn gồm các món từ chuối Matooke (chuối cao nguyên Đông Phi), một loại chuối xanh được xem như nguồn lương thực chính ở một số quốc gia châu Phi.
Người dân ở những quốc gia thuộc châu Úc thường ưa chuộng các món thịt và hải sản nướng ngày lễ lớn. Họ cũng không thể thiếu món bánh mì nướng ăn kèm quả bơ vào mỗi buổi sáng.Tại Ý, vào đêm giao thừa, người dân nước này sẽ thưởng thức món Cotechino con Lenticchie hoặc Zampone con Lenticchie, một món ăn truyền thống gồm có xúc xích và đậu lăng tượng trưng cho tiền bạc và may mắn.
Ở Tây Ban Nha, người ta sẽ ăn 12 quả nho trong 12 tiếng chuông báo hiệu 12 giây đầu tiên của năm mới để cầu mong may mắn.Ở Thổ Nhĩ Kỳ, những quả lựu đỏ tươi, thơm ngon với vô số hạt bên trong tượng trưng cho sự trù phú, sung túc và là biểu tượng của gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống. Vào dịp giao thừa hoặc năm mới, họ có phong tục đập những quả lựu lên cửa nhà, càng có nhiều hạt lựu rơi ra thì bạn sẽ thu được càng nhiều vận may. Ở Belarus, người dân sẽ thưởng thức bữa tiệc Kuccia với những món chay làm từ lúa mạch, không ăn thịt và mỡ động vật.Tại Nga, mọi người chuẩn bị một bàn tiệc thịnh soạn mới với bánh mì, trứng cá muối, salad Oliver, bắp cải cuộn thịt và rượu champagne bởi họ tin rằng bàn ăn trong đêm giao thừa càng phong phú thì năm mới sẽ càng thịnh vượng, phát đạt.
Người dân ở Hungary không ăn cá bởi họ quan niệm rằng sự may mắn sẽ bơi đi theo những con cá mà mình ăn. Họ cũng kiêng cua và tôm do những loại hải sản này bơi ngang hoặc lùi về sau khiến vận mệnh của họ không thể tiến tới.
Tại Pháp, người dân cùng nhau thưởng thức những món ăn như gan ngỗng, hải sản hoặc thịt, đi kèm với rượu sâm panh và rượu vang. Còn người Đức sẽ chuẩn bị một bàn tiệc lớn gồm các loại thịt, phô mai, rau theo mùa và bia. Người El Salvador sẽ đập một quả trứng sống vào ly nước rồi để bên cạnh cửa sổ qua đêm. Đợi tới sáng hôm sau, mọi người sẽ nhìn xem lòng đỏ trứng của mình có hình dạng như thế nào, đó sẽ là điềm báo cho một năm mới có thuận lợi hay không.Người Nam Mỹ sẽ ăn một đĩa thức ăn bao gồm các món đậu mắt đen, rau xanh, thịt lợn và bánh ngô vào ngày đầu của năm mới. Đậu mắt đen hoặc đậu Hà Lan tượng trưng những đồng xu. Các loại rau xanh nấu chín như cải thìa hoặc mù tạt xanh tượng trưng cho tờ tiền gấp lại. Thịt lợn tượng trưng cho sự trù phú, thịnh vượng. Bánh ngô tượng trưng cho sự giàu có do màu vàng của nó.
Kuku sabzi là một món ăn truyền thống của người Ba Tư, chúng được làm từ trứng và các loại thảo mộc tươi khác nhau như rau mùi, thì là, mùi tây, … Món ăn này tượng trưng cho sự trù phú, sinh sôi và nảy nở trong năm mới.
(Nguồn: Ngày nay)