Những sứ giả của văn hóa Việt Nam

PV |

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là những sứ giả phát huy và quảng bá những giá trị văn hoá Việt Nam trên thế giới…


Vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc ngày càng trở nên quan trọng đối với các quốc gia – dân tộc. Vừa gìn giữ được bản sắc văn hóa, vừa phát huy “sức mạnh mềm” về văn hoá trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế cũng là một nhiệm vụ quan trọng trong “Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030”.

Nhắc đến việc phát huy những giá trị văn hoá Việt Nam trên thế giới, tôi nhớ có một câu nói quen thuộc: “Mỗi người Việt Nam ở nước ngoài là một sứ giả của văn hóa Việt Nam”.

Lớp học tiếng Việt ở Ekaterinburg, Liên bang Nga. (Nguồn: TTXVN)
Lớp học tiếng Việt ở Ekaterinburg, Liên bang Nga. (Nguồn: TTXVN)

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Kết luận 12-KL/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới nhấn mạnh nhóm nhiệm vụ, giải pháp về “đa dạng hoá các hoạt động hỗ trợ đồng bào Việt Nam ở nước ngoài giữ gìn tiếng Việt, phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chú trọng hợp tác với nước sở tại, đổi mới, nâng cao hiệu quả, phương thức tổ chức dạy và học tiếng Việt…”

Với nhận thức sâu sắc về sứ mệnh của một “sứ giả văn hóa”, người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng ý thức rõ hơn tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng Việt trong lòng xã hội sở tại.

Đó là lý do hàng trăm hội đoàn thường xuyên liên hệ, phối hợp với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các lớp học tiếng Việt, các câu lạc bộ hát dân ca, sáng tác thơ, nhiếp ảnh, thể thao, võ cổ truyền, nhóm nhạc…

Đó là lý do hàng chục điểm trường, lớp tiếng Việt được Nhà nước tài trợ các hội đoàn xây dựng, vận hành và quản lý; hàng trăm giáo viên được hỗ trợ lương, tập huấn về nghiệp vụ sư phạm…

Có thể thấy, phong trào dạy và học tiếng Việt của người Việt Nam ở nước ngoài có sự phát triển rõ nét cả về nội dung và phương thức truyền đạt, đẩy mạnh hình thức dạy và học trực tuyến, mở rộng mô hình “gia đình học tiếng Việt”… Tiếng Việt còn được công nhận và giảng dạy như ngoại ngữ thứ hai ở trường phổ thông một số quốc gia, vùng lãnh thổ có đông người Việt như Mỹ, Czech, Đài Loan (Trung Quốc)…

Nhân đây, tôi lại nhớ những cuộc gặp “đa ngôn ngữ” khá phổ biến của con em Bộ Ngoại giao. Các cháu khi có dịp gặp nhau thì đâu đó sẽ có cháu nói chuyện bằng tiếng Nga, tiếng Nhật hay tiếng Đức. Nhiều cháu “bắn” tiếng Anh mà tôi ngỡ là người Mỹ…

Nghe có vẻ như cuộc họp của Liên hợp quốc (?!) Lý do đơn giản là bố mẹ của các cháu từng công tác tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở địa bàn nói thứ tiếng đó.

Rõ ràng là nhiệm kỳ công tác của các cán bộ ngoại giao tại Cơ quan đại diện ở nước ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển ngoại ngữ của con cái. Thường thì các cháu sẽ có cơ hội học bằng ngôn ngữ của nước sở tại và như một lẽ tự nhiên, nhiều cháu gắn bó với ngôn ngữ đó trong chặng đường dài của cuộc đời.

Đến đây, tôi lại nghĩ, khi các nhà ngoại giao nước ngoài công tác ở Việt Nam, bản thân họ và con cái của mình cũng có điều kiện “nhúng” trong môi trường văn hóa Việt, học tiếng Việt hay tham gia những chương trình bằng tiếng Việt… Những trải nghiệm đó hẳn cũng sẽ trở nên đáng nhớ trong cuộc đời của họ, khi trở về quê hương hay đặt chân đến những mảnh đất khác.

Lúc ấy, chính họ là những sứ giả nước ngoài của văn hóa Việt Nam.

(Nguồn: TTXVN)

Xây dựng kỹ năng giao tiếp để khẳng định giá trị văn hóa doanh nghiệp

Lâm Khanh |

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị, các quan niệm chi phối tình cảm, suy nghĩ, hành động của mọi thành viên trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi đã cam kết như: Chất lượng-Tín nhiệm, Tận tâm-Trí tuệ và Sáng tạo-Hiệu quả…

Góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống

Ngọc Trang |

Nếu như trước đây, Hồ Văn Hồi, người dân tộc Vân Kiều ở Khóm 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) được biết đến là một trong số ít nghệ nhân tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở địa phương thì gần đây, những việc làm sáng tạo, thiết thực của anh tiếp tục tạo sự quan tâm đối với nhiều người.

Tạo các tiền đề, hành lang pháp lý và cơ chế hỗ trợ để loại hình du lịch văn hóa tâm linh phát triển

Thanh Trúc |

Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam tại hội thảo “Bí ẩn miền đất thiêng” do Hiệp hội Du lịch Quảng Trị tổ chức chiều 15/10. Hội thảo với sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành lớn trên toàn quốc; đại diện lãnh đạo một số Sở Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch; Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch các tỉnh: Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.

Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

PV |

Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.