Singapore dẫn đầu về tổng vốn FDI vào Việt Nam

Minh Khang |

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 2 tháng đầu năm Singapore đã đầu tư vào Việt Nam hơn 1,7 tỷ USD.

Tính đến 20/2, đảo quốc sư tử đã trở thành quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam.

Với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, Hàn Quốc trở thành quốc gia rót vốn FDI nhiều thứ hai. Tuy nhiên, tính luỹ kế thì Hàn Quốc vẫn là quốc gia đầu bảng rót vốn vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký trên 78,4 tỷ USD (chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư).

Hơn 2 năm qua, quốc đảo sư tử Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
Hơn 2 năm qua, quốc đảo sư tử Singapore là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam

Sau nhiều năm liên tục là quốc gia có tổng mức đầu tư lớn vào Việt Nam, giờ đây Nhật Bản lại xếp sau Singapore. Kể từ năm 2020 đến nay, dòng vốn FDI của Nhật Bản có xu hướng chậm lại.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tới 20/2 ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 2,7 tỷ USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 3,13 tỷ USD, chiếm gần 63% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Kinh doanh bất động sản là ngành thu hút đầu tư từ nước ngoài nhiều thứ hai với tổng vốn hơn 1,5 tỷ USD, chiếm hơn 30%. Tiếp sau đó là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, sản xuất phân phối điện với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 109,6 triệu USD và gần 60 triệu USD...

Trong 63 tỉnh thành phố có dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, TP HCM vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với trên 52,8 tỷ USD (chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư). Tiếp theo là Bình Dương với gần 37,8 tỷ USD (chiếm 9% tổng vốn đầu tư); Hà Nội với gần 37,6 tỷ USD (chiếm gần 9% tổng vốn đầu tư).

Biểu đồ thể hiện tổng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Nguồn: vnexpress
Biểu đồ thể hiện tổng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Nguồn: vnexpress

Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài cho biết vốn đăng ký mới vẫn giảm do không có nhiều dự án quy mô lớn, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần đều tăng so với cùng kỳ. Một số dự án lớn được các nhà đầu tư điều chỉnh tăng vốn có thể kể tới như: dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị và dịch vụ VSIP Bắc Ninh (Singapore) tăng vốn đầu tư thêm gần 941 triệu USD; dự án Công ty Samsung Electro-mechanics Việt Nam tăng vốn đầu tư thêm 920 triệu USD tại Thái Nguyên.

Ngoài ra, dự án nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện (Hồng Kông) cũng đã tăng đầu tư gần 306 triệu USD tại Bắc Ninh.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Singapore sẽ tạm dừng kế hoạch mở cửa

Thanh Mai |

Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong cho biết Singapore sẽ tiếp tục dựa vào tiêm chủng và xét nghiệm để kiểm soát tình hình Covid-19.

Malaysia nới lỏng hạn chế COVID-19, Singapore mở cửa biên giới

Thanh Mai |

Tính tới ngày 17/8, 77% dân số Singapore đã tiêm đủ hai mũi vắc xin ngừa Covid-19.

Singapore chuyển trạng thái 'sống chung với COVID-19'

Huy Vũ |

Trước thềm ngày quốc khánh, Singapore sẽ thực hiện bước tiếp theo của chiến lược "sống chung với COVID-19", sau khi tỷ lệ tiêm chủng của nước này đạt 70% dân số.

UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với Liên đoàn Sản xuất Singapore

Mai Linh- Hoàng Hùng |

Ngày 13/7, UBND tỉnh Quảng Trị có buổi làm việc trực tuyến với Liên đoàn Sản xuất Singapore (SMF) về các nội dung hợp tác trong thời gian tới. Về phía Liên đoàn Sản xuất Singapore có ông Douglas Foo, Chủ tịch SMF cùng các đối tác. Chủ trì buổi làm việc tại điểm cầu Quảng Trị có Bí Thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đồng chủ trì.