Số ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Lào và Campuchia tiếp tục tăng cao

Phạm Kiên-Thu Phương-Thanh Phương |

Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 8.132 ca, trong đó có 8 người tử vong, Campuchia có 81.335 người mắc COVID-19, số ca tử vong là 1.537 trường hợp.

Phóng viên TTXVN tại Vientiane dẫn thông báo của Bộ Y tế Lào ngày 7/8, cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 354 ca mắc mới COVID-19 và 1 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

Trong số các ca nhiễm mới có 330 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 24 ca cộng đồng. Như vậy, số ca lây nhiễm trong cộng đồng ghi nhận mới trong một ngày tại Lào tiếp tục tăng cao.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày 17/6/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Vientiane, Lào, ngày 17/6/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo Bộ Y tế Lào, trong bối cảnh dòng người lao động trở về từ Thái Lan ngày càng gia tăng và có nhiều trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, nhà chức trách Lào đang khẩn trương mở rộng các cơ sở giám sát y tế đối với người nhập cảnh.

Đồng thời, Chính phủ Lào cũng yêu cầu tăng cường truy vết người mắc COVID-19 để đưa đi điều trị kịp thời và thúc đẩy chương trình tiêm chủng để đạt kế hoạch đã đề ra.

Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 8.132 ca, trong đó có 8 người tử vong.

Nhật Bản vừa trao tặng cho Bộ Y tế Lào 7 xe cứu thương trị giá hơn 300.000 USD, nhằm hỗ trợ tăng cường khả năng phòng chống dịch COVID-19 tại nước này.

Trong khi đó, Campuchia ghi nhận 522 trường hợp mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 135 trường hợp nhập cảnh, đẩy tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 81.335 người.

Ngoài ra, Campuchia cũng có thêm 11 trường hợp tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi đại dịch lên 1.537 trường hợp.

Campuchia chuẩn bị tiêm liều vaccine thứ 3 ngừa COVID-19 cho các nhân viên y tế tuyến đầu, công chức và lực lượng vũ trang ở 7 tỉnh dọc theo biên giới giữa nước này và Thái Lan.

Người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Or Vandine cho biết chiến dịch tiêm phòng tăng cường này sẽ được tiến hành từ ngày 8/8, tại các tỉnh Battambang, Banteay Meanchey, Pailin, Koh Kong, Oddar Meanchey, Pursat và Preah Vihear.

Theo bà Or Vandine, “động thái này nhằm ngăn chặn dịch COVID-19, đặc biệt là biến thể Delta, có thể lây lan trong cộng đồng trên diện rộng.”

Dự kiến, Campuchia sẽ sử dụng vaccine của hãng AstraZeneca (Anh) làm liều tăng cường cho những người đã được tiêm vaccine của Sinovac hoặc Sinopharm (cùng của Trung Quốc) trong hai mũi trước đó.

Chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 cho người trưởng thành tại Campuchia được triển khai bắt đầu từ ngày 10/2 vừa qua.

Ngày 1/8, nước này mở rộng diện đối tượng tiêm chủng đối với thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi, nhằm mục đích bao phủ vaccine cho 75% trong tổng số 16 triệu dân từ nay tới tháng 11 tới.

Tính đến ngày 6/8, quốc gia Đông Nam Á này đã tiêm chủng cho 7,92 triệu người, bao gồm 7,7 triệu người trưởng thành và 227.608 thanh thiếu niên, chiếm 49,55% tổng dân số.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Lào có gần đủ vaccine tiêm cho một nửa dân số

Tổng hợp |

Kho vaccine Covid-19 của Lào tính đến hết ngày 7/8 sẽ vượt 5 triệu liều sau khi nhận được nhiều lô vaccine viện trợ kể từ đầu tháng 8 đến nay.

Vì sao không được phép uống rượu sau khi tiêm vắc xin COVID-19

My Lương |

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng rượu có thể làm giảm phản ứng miễn dịch.

Nơi nào tiêm vaccine COVID-19 chậm, vaccine sẽ bị điều chuyển cho nơi khác

Thanh Mai |

Đến ngày 10-8, nếu đơn vị nào triển khai tiêm chủng chậm, Bộ Y tế sẽ điều phối cho các đơn vị khác và tạm dừng phân bổ.

Người bị tăng huyết áp có được tiêm vaccine COVID-19?

Thanh Mai |

Huyết áp quá cao (kể cả tiêm hay không tiêm vaccine) đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến cố tim mạch, đột quỵ.