Trung Quốc chuẩn bị đưa 'phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển' ra Hoàng Sa

Thanh Mai |

Việt Nam tuyên bố mọi hoạt động ở khu vực này mà không có sự cho phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.

Ngày 7/7, báo Hong Kong đưa tin Trung Quốc sẽ đưa tàu nghiên cứu "Đại học Tôn Trung Sơn" đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong tháng 10 tới nhằm "thúc đẩy thăm dò các vùng biển giàu tài nguyên". 

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 8/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Hình ảnh tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Guangzhou Daily)
Hình ảnh tàu nghiên cứu Đại học Tôn Trung Sơn. (Ảnh: Guangzhou Daily)

“Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát và nghiên cứu khoa học tại quần đảo Hoàng Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam, là bất hợp pháp và vô giá trị”, bà Hằng tuyên bố.

Theo South China Morning Post, tàu "Đại học Tôn Trung Sơn" được đóng tại nhà máy đóng tàu Giang Nam Thượng Hải. Con tàu được bàn giao cho các nhà nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tôn Trung Sơn ở Quảng Châu, đặt tên theo đại học này. Theo báo chí Trung Quốc, "Đại học Tôn Trung Sơn" được coi là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển", với chiều dài 113m, rộng 19,4m và lượng giãn nước 6.880 tấn.

Tại lễ bàn giao, Chen Chunsheng, Bí thư Đảng bộ Trường Đại học Tôn Trung Sơn từng tuyên bố, việc hạ thủy con tàu có thể "hỗ trợ mạnh mẽ những tiến bộ vững chắc trong việc thực hiện các chiến lược lớn quốc gia".

Trên boong tàu, 760m2 mặt sàn được dành cho các phòng thí nghiệm cố định và hơn 610m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu công-ten-nơ, cho phép các nhà nghiên cứu thu thập mẫu trên biển và phân tích chúng ngay trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về đất liền.

Tàu có một sàn đáp trực thăng để vận chuyển người và thiết bị cũng như cho phép các máy bay không người lái (UAV) cất cánh để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên không, trên mặt biển và dưới đáy biển. 

GS Yu Weidong, công tác tại thuộc Khoa Khí quyển học, Trường Đại học Tôn Trung Sơn, nói con tàu sẽ đến khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10, để nghiên cứu "hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cũng như các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khoa học trong phòng chống thiên tai".

Ông Yu nói, tàu "Đại học Tôn Trung Sơn" sẽ tìm hiểu về các lĩnh vực như khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật học biển và khảo cổ học.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Hàng chục người nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam

CTV Thái Sơn |

Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng vừa phát hiện, bắt giữ hàng chục người Việt Nam nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc.

Thái Lan thừa nhận vắc xin Sinovac của Trung Quốc không hiệu quả

Thanh Mai |

Bộ trưởng Y tế công cộng Anutin Charnvirakul ngày 5.7 thừa nhận biên bản này là thật nhưng nhấn mạnh chưa có quyết định nào được đưa ra.

Tổng Bí thư Lào trả lời phỏng vấn nhân dịp 100 năm Đảng Cộng sản Trung Quốc

Tổng hợp |

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, ngoài việc gửi điện chúc mừng người đồng cấp Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào, ông Thongloun Sisoulith đã có bài trả lời phỏng vấn truyền thông Trung Quốc về Lịch sử một thế kỷ của Đảng cầm quyền tại đất nước láng giềng phía Bắc.

Trung Quốc+1: Kế hoạch khiến vị thế của "công xưởng thế giới" lung lay

PV |

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất công nghiệp toàn cầu, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nhanh chóng thực hiện chiến lược "Trung Quốc+1."