Bộ trưởng Y tế công cộng Anutin Charnvirakul ngày 5.7 thừa nhận biên bản này là thật nhưng nhấn mạnh chưa có quyết định nào được đưa ra.
Từ ngày 4/7, một tài liệu của Bộ Y tế Thái Lan bao gồm biên bản cuộc họp của 3 ủy ban thuộc Bộ Y tế về phòng chống dịch và nghiên cứu, quản lý tiêm chủng đã bị rò rỉ và lan truyền trên mạng.
Cuộc họp này bàn về phương án phân phối vắc xin Covid-19 của Pfizer, với 1,5 triệu liều sẽ đến trong tháng 7 và 20 triệu liều trong Quý 4/2021. Kế hoạch mua 20 triệu liều đã được thông báo nhưng việc tiếp nhận 1,5 triệu liều trong tháng 7 lại hoàn toàn không được biết đến.
Theo biên bản thì cần chọn nhóm đối tượng tiêm vắc xin trong 3 nhóm: người từ 12-18 tuổi; người có nguy cơ như người già, mắc bệnh nền và phụ nữ mang thai; và nhân viên y tế (đã tiêm 2 liều).
Có 16 ý kiến được ghi lại và ý kiến gây tranh cãi nhiều nhất nói rằng: “Ở thời điểm hiện tại, nếu vắc xin Pfizer được tiêm cho nhóm thứ ba, điều đó giống như thừa nhận rằng vắc xin Sinovac không mang lại sự bảo vệ nào. Điều này sẽ gây khó hơn cho việc biện hộ”.
Trước đó, Thái Lan tiêm văc xin cho nhân viên y tếà hầu hết đều tiêm vắc xin Sinovac của Trung Quốc, thời điểm mà nước này chỉ mới nhận 117.000 liều AstraZeneca nhập từ Hàn Quốc. Nhưng khi có biến chủng Delta xuất hiện, có một số nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, thậm chí nguy kịch và tử vong. Do đó, các bệnh viện tại Thái Lan đã kêu gọi tiêm nhắc liều thứ ba bằng vắc xin sản xuất theo công nghệ mRNA (Pfizer, Moderna) cho nhân viên y tế.
Đặc biệt cuộc họp đã thống nhất sẽ tiêm lô Pfizer đầu tiên cho người 60 tuổi trở lên và phụ nữ mang thai ít nhất 12 tuần tại các vùng bùng phát dịch nghiêm trọng. Điều này khiến dư luận Thái Lan bức xúc, họ kêu gọi tiêm vắc xin mRNA cho nhân viên y tế.
Ngày 5/7, Bộ trưởng Y tế công cộng Anutin Charnvirakul thừa nhận biên bản này là thật nhưng nhấn mạnh chưa có quyết định nào được đưa ra. Tổng cục trưởng Cục Kiểm soát dịch bệnh Opas Karnkavinpong cùng ngày nói tài liệu nói trên là không chính thức.
Ở Thái Lan, có người sẵn sàng trả1.650 baht (1,17 triệu đồng) cho một liều và đặt cọc trước ít nhất 6 tháng Theo Reuters, kết quả nghiên cứu tại Thái Lan cho thấy vắc xin của Sinovac hiệu quả 95% trong việc giảm tỷ lệ tử vong và triệu chứng nặng và hiệu quả 71-91% trong việc ngăn chặn nhiễm biến chủng Alpha được phát hiện đầu tiên tại Anh.
(Nguồn: Phụ nữ mới)