Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

PV |

Sáng ngày 23-3, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), phối hợp cùng Tổng hội NN&PTNT Việt Nam chủ trì hội thảo "Ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong nâng cao sản xuất nông nghiệp".

Tại Việt Nam, ứng dụng AI vào nông nghiệp vẫn còn khá mới mẻ nhưng đang rất thu hút được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, cũng như doanh nghiệp, nông dân vì những ưu thế, lợi ích mà nó mang lại so với nông nghiệp truyền thống.

Quang cảnh buổi hội thảo “Ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong nâng cao sản xuất nông nghiệp“.
Quang cảnh buổi hội thảo “Ứng dụng công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) trong nâng cao sản xuất nông nghiệp“.
Ngày 26-11-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về việc Ban hành chiến lược quốc gia nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030, trong đó có nội dung: “Thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, phục vụ việc truy xuất, minh bạch nguồn gốc sản phẩm, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cho rằng: "Trên cơ sở nhận thức đầy đủ, thay đổi tư duy, ngành nông nghiệp cần kịp thời có kế hoạch cụ thể thúc đẩy và phát triển các ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, cần sự vào cuộc của các doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt".

Chia sẻ tại hội thảo, TS. Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết, xu hướng số đang chuyển dịch cả nền kinh tế, trong đó, người tiêu dùng thông minh quan tâm nhiều đến sức khỏe, sự minh bạch và giá trị xã hội. Theo ông Toản, điểm nghẽn của chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam hiện nay là vấn đề quản lý, điều hành, ứng dụng số của ngành chưa toàn diện, hạ tầng thiết bị thiếu đồng bộ, phân tán, chưa xây dựng được kiến trúc, dữ liệu ngành.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh ngành nông nghiệp đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm thay đổi khí hậu, giá cả nguyên liệu tăng cao và cạnh tranh trong thị trường toàn cầu..., người nông dân cũng là đối tượng chính cần được quan tâm, hỗ trợ tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới.

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Lãnh đạo tỉnh thăm, động viên sản xuất nông nghiệp đầu xuân Quý Mão

Thanh Trúc |

Ngày 25/1, nhằm ngày mồng 4 tết Nguyên đán Quý Mão, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi thăm, kiểm tra tình hình sản xuất vụ đông xuân đầu năm mới tại các địa phương thuộc hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng.

Quy hoạch vùng, tạo lợi thế cạnh tranh trong sản xuất nông nghiệp ở Vĩnh Linh

Nguyễn Trang |

Trong cơ cấu kinh tế của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), hiện tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản ước chiếm 26,6%. Giai đoạn 2016- 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 3,31%/ năm, tuy là mức tăng trưởng cao trong bối cảnh ngành nông nghiệp phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ thiên tai, dịch bệnh song vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương. Một trong những nguyên nhân được xác định là bởi công tác quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực còn nhiều hạn chế. Do đó, bước sang giai đoạn 2021 - 2025, huyện Vĩnh Linh đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch tổng thể, hình thành vùng sản xuất phù hợp hướng đến nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp.

Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phù hợp

Minh Long |

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thành công trong việc linh động xây dựng các mô hình kinh tế nông nghiệp. Mô hình trang trại tổng hợp của gia đình chị Trần Thị Hương, thôn Đại Độ là một điển hình trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm hiểu thị trường kỹ càng nên mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp

Lê An |

Xác định khoa học công nghệ (KHCN) là khâu đột phá góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả, thời gian qua, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Quảng Trị đã đẩy mạnh việc nghiên cứu, áp dụng, chuyển giao các tiến bộ KHCN trong sản xuất nông nghiệp, góp phần giúp tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế và cải thiện đời sống của người dân.