Viện Virus học Vũ Hán công bố phát hiện mới về virus corona

Thanh Mai |

Nguồn gốc của Covid-19 hiện vẫn chưa được tìm thấy rõ ràng và gây nhiều tranh cãi.

Ngày 21/5, một bài báo mới nhất đăng tải trên bioRvix - kho lưu trữ truy cập mở cho các ngành khoa học sinh học, các nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc) đã tìm thấy một chủng virus corona mới có trong họ loài dơi, theo South China Morning Post. Tuy nhiên, virus mới này có mức độ tương đồng cao trênarình tự gene với virus gây Covid-19. Đây là lần đầu tiên Viện Virus học Vũ Hán công bố thông tin chi tiết về loại virus mà họ đã thu thập được từ vài năm trước.

Nghiên cứu mới nhất kiểm tra 8 loại virus thu thập được trong chuyến khảo sát năm 2015 tới một thị trấn ở tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán đã thu thập hơn 1.000 mẫu vật từ dơi sống trong và xung quanh hang động trong khoảng thời gian 3 năm.

 

Trước đó có một vài người công nhân đến hang động và trở bệnh. Sau khi xét nghiệm, các bác sĩ cho biết họ nhiễm một loại virus chưa từng có. 

Trước đó, trên tạp chí Nature phát hành tháng 11/2020, các nhà nghiên cứu Vũ Hán cho biết trong quá trình khám phá hang động, họ đã tìm thấy 9 loại virus gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng và Covid-19. Một trong số đó là RaTG13 - được các nhà nghiên cứu công bố vào tháng 2 - vẫn được coi là “họ hàng” gần nhất với Sars-CoV-2.

Vào tháng 2, sau chuyến đi đến Trung Quốc, các chuyên gia quốc tế điều tra về nguồn gốc của Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng có lẽ virus xuất phát từ một loài động vật giống như dơi. Sau đó, virus này truyền sang một con vật khác có tiếp xúc gần với người và lây nhiễm cho họ. Nhưng các nhà phê bình cho rằng cuộc điều tra chưa đủ sâu.

Ngày 23/5, Wall Street Journal trích dẫn một bản báo cáo mật của Mỹ tiết lộ, vào tháng 11/2019 - thời điểm trước khi Trung Quốc báo cáo những ca mắc Covid-19 đầu tiên, một số nhà nghiên cứu ở Viện Virus học Vũ Hán đã phải nhập viện. Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhao Lijian tuyên bố ngày 24/5 rằng bài báo này “hoàn toàn không đúng sự thật”.

Nhà sinh học tiến hóa Edward Holmes tại Đại học Sydney cho rằng bài báo trên của các nhà nghiên cứu Viện Virus học Vũ Hán cung cấp thêm bằng chứng khẳng định phòng thí nghiệm Vũ Hán không có loại virus có mối liên hệ đủ gần với Sars-CoV-2 - nguồn gốc của sự bùng phát Covid-19. Ông cùng một đoàn thí nghiệm khác cũng đã tìm thấy 4 loại virus có trong dơi liên quan chặt chẽ với Sars-CoV-2 trong số hơn 400 mẫu thu thập ở tỉnh Vân Nam.

Bài báo ngày 21/5 cũng nhấn mạnh công trình khám phá gần đây làm nổi bật khả năng Covid-19 có liên quan đến một loài khác, ngoài dơi.

Một loại virus corona trên tê tê có khả năng liên kết hiệu quả với tế bào con người, khác hẳn với các loại virus trên dơi liên quan đến Sars-CoV-2 đã được xác định cho đến nay.

Theo Maciej Boni - phó giáo sư tại Trung tâm Động lực học Bệnh Truyền nhiễm thuộc Đại học bang Pennsylvania (Mỹ), hiện tại vẫn chưa đủ số lượng virus để nhìn thấy một bức tranh tổng thế.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Quảng Trị: Áp dụng một số giải pháp phòng, chống COVID- 19 sau bầu cử

PV |

 

Kính gửi:

- Các cơ quan, đơn vị Trung ương trên địa bàn tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;

- UBND các huyện, thị xã, thành phố;

- Toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh.

WHO gần như đã loại bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 xuất phát từ Vũ Hán

Nguyễn Thuấn |

WHO tiếp tục nghiên cứu tất cả giả thuyết về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 sau khi nhóm chuyên gia của họ kết thúc 1 tháng điều tra tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Hoàng Hạc Lâu, Vũ Hán và COVID-19

Bích Thuận-Đinh Tuấn |

Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng nhờ các bậc thi nhân, giờ đây nó còn được biết đến bởi là “chứng nhân” cho một trong những sự kiện mang tầm cỡ toàn cầu và thế kỷ - đại dịch Covid-19.

Nghiên cứu mới phát hiện thời gian ủ bệnh của virus corona ở Vũ Hán dài hơn ước tính

Thanh Mai |

Các nhà nghiên cứu cho biết những trường hợp nhiễm Covid-19 tại Vũ Hán có thời gian ủ bệnh trung bình là 8,29 ngày.