Việt Nam có thêm 4,6 triệu USD để phát triển khu vực tư nhân

Thúy Hà |

Khoản viện trợ không hoàn lại của ADB dành cho Việt Nam sẽ cung cấp tư vấn về chính sách, giúp chuẩn bị dự án cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực thể chế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa phê duyệt khoản hỗ trợ kỹ thuật trị giá 4,6 triệu USD để giúp Việt Nam tăng cường các quan hệ đối tác công-tư (PPP), phát triển khu vực tư nhân và cải cách doanh nghiệp nhà nước.

Hỗ trợ kỹ thuật này sẽ cung cấp tư vấn về chính sách, giúp chuẩn bị dự án cơ sở hạ tầng và tăng cường năng lực thể chế để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Khoản tài trợ bao gồm 2,7 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Canada và 1,9 triệu USD viện trợ không hoàn lại từ Chính phủ Australia, cả hai đều do ADB quản lý.

Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Ảnh: TTXVN)

Ông Donald Lambert, chuyên gia chính về Phát triển khu vực tư nhân của ADB nhận định: “Việt Nam đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế-xã hội ấn tượng trong ba thập niên vừa qua với việc duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao nhờ những cải cách thể chế. Để đạt được các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030, duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 6%-7% và đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam sẽ cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách kinh tế, mở rộng vai trò của khu vực tư nhân trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia.”

Từ năm 2011 tới 2020, Việt Nam đã đầu tư khoảng 117 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của Việt Nam vẫn tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Việt Nam sẽ cần huy động khoảng 237 tỷ USD trong giai đoạn từ 2021 tới 2030 để bù đắp sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng; con số này cao hơn 49 tỷ USD so với quỹ đạo chi tiêu trước đây.

Nhận thấy tiềm năng của khu vực tư nhân trong việc đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng còn thiếu hụt, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 của Việt Nam đã ưu tiên gỡ bỏ những rào cản để mở cửa cho cạnh tranh và xây dựng một môi trường hỗ trợ nhằm tăng cường sự đóng góp của khu vực tư nhân vào nền kinh tế, gồm cả vai trò lớn hơn trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Hỗ trợ kỹ thuật mới của ADB sẽ giúp tư vấn chính sách về PPP và phát triển khu vực tư nhân, thí điểm những dự án áp dụng các nguyên tắc G20 về đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng, và tăng cường năng lực thể chế về PPP và phát triển khu vực tư nhân.

 (Nguồn: Vietnam+)

Nỗ lực giải phóng mặt bằng thi công đường Hùng Vương nối dài

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Dự án đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông Tây và Khu Kinh tế Đông Nam có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, rút ngắn khoảng cách từ Tp Đông Hà đến huyện Triệu Phong (Quảng Trị). Vì vậy, công tác giải phóng mặt bằng đang được huyện Triệu Phong khẩn trương thực hiện để dự án sớm triển khai xây dựng.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng Dự án đường Hùng Vương

Tú Linh |

Dự án đường Hùng Vương kết nối với Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC) và Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện tỉnh Quảng Trị. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị đang thực hiện ủy thác tổ chức quản lý dự án theo quyết định của UBND tỉnh. Hiện công tác giải phóng mặt bằng của dự án đang được các bên quyết tâm đẩy nhanh để kịp thi công.

Khơi thông giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đỗ Trưởng |

Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế với chiều dài 66,4 km đang được tăng tốc thi công cả ngày lẫn đêm để đạt được tiến độ đề ra trước khi bước vào mùa mưa.

Dồn lực giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam đúng hẹn

Vân Sơn |

Khan hiếm nguồn đất đắp gia tải nền đường, giá sắt thép tăng cao và nhất là chậm di dời hạ tầng kỹ thuật… là những nguyên nhân chủ yếu đang làm chậm chiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), bàn giao mặt bằng sạch cho các dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông thi công đúng tiến độ.