Vốn FDI rót vào Việt Nam tăng mạnh

Minh Ngọc |

Tính đến ngày 20/10, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 23,74 tỷ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ. Trong đó, vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đều tăng mạnh.

Thông tin từ Bộ KH&ĐT cho biết, vốn đăng ký mới từ đầu năm đến nay đạt trên 13 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ; vốn tăng thêm đạt trên 7,09 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ.

Mức tăng ấn tượng này có được là do 10 tháng qua, 3 dự án lớn được cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh, bao gồm dự án Điện LNG Long An, 3,1 tỷ USD; LD Display Hải Phòng, tăng vốn thêm 2,15 tỷ USD; Nhiệt điện Ô Môn II, 1,31 tỷ USD, nên cả vốn đăng ký mới và tăng thêm đều tăng khá mạnh so cùng kỳ.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn FDI 10 tháng năm 2020. Ảnh minh họa
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút vốn FDI 10 tháng năm 2020. Ảnh minh họa
Hiện có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7,51 tỷ USD, chiếm 31,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,42 tỷ USD, chiếm 14,6%. Trung Quốc đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,17 tỷ USD, chiếm 9,2%. Tiếp theo là Nhật Bản, Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)...

Dù Hàn Quốc xếp thứ hai về vốn đầu tư, song lại là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới, số lượt dự án điều chỉnh vốn, cũng như số lượt góp vốn mua cổ phần. Như vậy, nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án đầu tư nhất.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 12,74 tỷ USD, chiếm 53,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,54 tỷ USD, chiếm 23,3%. Tiếp theo lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,12 tỷ USD và trên 803 triệu USD.

Trên phương diện số lượng dự án mới, công nghiệp chế biến chế tạo, bán buôn bán lẻ và hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 33,1%, 27,8% và 16% tổng số dự án.

Liên quan đến địa bàn đầu tư, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,68 tỷ USD, chiếm 15,5% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó có dự án điện lớn lên tới 3,1 tỷ USD (chiếm tới 84,2% tổng vốn đầu tư của Long An). TPHCM đã trở lại vị trí thứ hai với trên 2,73 tỷ USD, chiếm 11,5% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ ba với tổng vốn đăng ký 2,72 tỷ USD, chiếm gần 11,5%.

Bên cạnh những kết quả tích cực, điều đáng lưu ý là vốn giải ngân đạt 15,15 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Mức giảm này đã cao hơn so với cùng thời điểm này tháng trước (giảm 3,5% so với cùng kỳ).

Mặc dù vậy, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), đại dịch COVID-19 đang dần được kiểm soát; Chính phủ và các cơ quan chức năng đã kịp thời vào cuộc, ban hành nhiều giải pháp, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, cũng như các quy định, hướng dẫn thích ứng với tình hình mới của đại dịch, do vậy, các doanh nghiệp đang từng bước, dần dần khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh. Dự kiến, vốn đầu tư thực hiện sẽ cải thiện hơn trong các tháng cuối năm.

(Nguồn: Chính phủ)

TAGS

Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt- Lào sẽ tổ chức tại Lao Bảo

Phan Vĩnh |

Trong 2 ngày 27 và 28/10, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Đại tá Phạm Mạnh Thắng - Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn, cùng đi có Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến, Phó Tham mưu trưởng, Thiếu tướng Lê Tất Thắng - Phó Tư lệnh Quân khu 4 vừa tiến hành kiểm tra, khảo sát công tác chuẩn bị phục vụ tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ nhất, cấp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo.

Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ chương trình OCOP

Thanh Trúc |

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) sau hơn hai năm triển khai thực hiện đã phát huy được hiệu quả kinh tế bước đầu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ những khó khăn, bất cập, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài như hiện nay.

Nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại

Tổng hợp |

Bộ Y tế Lào đã cho phép 20 nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19 bùng phát.

Người ở lại Tân Pun để làm giàu

Bích Liên |

Sau gần 17 năm thành lập, từ một vùng đất hoang vu, cây cối um tùm, giờ đây, qua bàn tay khai phá của những người trẻ, làng thanh niên lập nghiệp Tân Pun, nay sáp nhập đổi tên thành Mã Lai Pun, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã chuyển mình, cuộc sống người dân được cải thiện, ấm no hơn. Đến Tân Pun hôm nay, nhiều người nhắc đến anh Nguyễn Văn Diễn, một trong những người đã quyết tâm bám đất bám làng, không chỉ sống được mà còn làm giàu trên quê hương mới.