WHO cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các quốc gia nghèo đối phó với biến thể Delta

N.A |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi đóng góp 7,7 tỷ USD để cung cấp hỗ trợ y tế giúp các nước nghèo đối phó biến chủng Delta.

Phát biểu tại buổi hỏi đáp được phát trực tiếp trên các tài khoản mạng xã hội của WHO hôm 10/8, Tiến sĩ Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng, khoản tiền này là cần thiết để trang trải một phần khoản thiếu hụt 16,8 tỷ USD đang cản trở khả năng chống dịch của WHO ở các nước đang phát triển gặp khó khăn trong tiếp cận vaccine.

Trong khi đó, Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý Tổng giám đốc của WHO về việc tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm, phát biểu: "Chúng ta cần giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Nếu không, chúng ta sẽ phải sống chung với loại virus này lâu hơn mức cần thiết".

Các chuyên gia lo ngại sự xuất hiện của Delta có thể xóa bỏ phần nào thành tựu chống dịch của thế giới. Ảnh: Reuters
Các chuyên gia lo ngại sự xuất hiện của Delta có thể xóa bỏ phần nào thành tựu chống dịch của thế giới. Ảnh: Reuters

Các quan chức của WHO đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số toàn cầu vào cuối tháng 9 tới, ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm 2022. Một số quốc gia trên thế giới vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng, trong khi các quốc gia như Mỹ và Israel đã tiêm chủng đầy đủ cho hơn một nửa dân số của họ.

Tiến sĩ Aylward chia sẻ, nhiều người ở các nước nghèo bị sốt hoặc xuất hiện triệu chứng nhưng không có thiết bị xét nghiệm để biết đó là do Covid-19 hay các bệnh khác, như sốt rét, lao, viêm phổi, HIV. Theo ông Aylward, ngoài việc cung cấp vaccine, khoản đóng góp 7,7 tỷ USD này cũng sẽ được sử dụng để chi trả cho xét nghiệm Covid-19, oxy y tế và khẩu trang.

Tiến sĩ Aylward cho rằng các nước giàu đã chi hàng nghìn tỷ USD để giảm thiểu tác động của đại dịch. "Nền kinh tế đang nói rằng phải tiêm chủng cho thế giới và tất nhiên chúng ta đã không lắng nghe", ông Aylward nói.

WHO trước đó cho biết 7,7 tỷ USD mà họ cần gấp là để vận hành chương trình Thúc đẩy Tiếp cận Công cụ chống Covid-19 (ACT Accelerator). Đây là chương trình hợp tác toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vaccine. Tổ chức này cũng yêu cầu thêm 3,8 tỷ USD để mua 760 triệu liều vaccine Covid-19 giao vào năm tới.

"Đây là thời khắc có thể làm thay đổi thời đại của chúng ta. Đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ nhìn lại và đặt câu hỏi: Trong những thời khắc quyết định này, bạn đã hành động như thế nào?", Tiến sĩ Aylward phát biểu.

(Nguồn: CNBC)

TAGS

WHO: Đại dịch COVID-19 đang ở giai đoạn “rất nguy hiểm”

Đặng Cường |

Đại dịch Covid-19 đang ở giai đoạn “rất nguy hiểm” với sự xuất hiện của nhiều biến chủng virus SARS-CoV-2 mới có tốc độ lây lan rất nhanh.

WHO: Biến thể Delta lây lan nhanh, gây ra phần lớn số ca mắc COVID-19

Phan An |

Biến thể Delta nguy hiểm ở chỗ những người bị nhiễm có lượng virus rất cao trong cổ họng trong một thời gian ngắn và dễ dàng lây sang người khác trước khi họ nhận ra mình bị nhiễm bệnh.

WHO kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19

Song Minh |

Ngày 12.6, Tổng giám đốc WHO kêu gọi Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc COVID-19 trong bối cảnh G7 thảo luận nguyên nhân gây đại dịch toàn cầu.

WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Sinovac Trung Quốc

Thanh Mai |

Loại vaccine Covid-19 thứ ba của Trung Quốc, do công ty CanSino Biologics sản xuất, đã nộp dữ liệu thử nghiệm lâm sàng, nhưng WHO chưa lên lịch trình đánh giá.