WHO: Không có bằng chứng về việc COVID-19 lây lan qua thực phẩm

Trúc Bình (Tổng hợp) |

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm, vì vậy mọi người không nên hoang mang lo sợ các sản phẩm thực phẩm có thể là nguồn lây nhiễm đại dịch COVID-19.

Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Geneva, giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO , ông Mike Ryan cho rằng mọi người không nên lo ngại về việc đóng gói thực phẩm, thực phẩm đã được chế biến hoặc vận chuyển thực phẩm... vì chưa có bằng chứng cho thấy thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm đang tham gia vào việc lây truyền virus này, theo TTXVN.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng về việc virus SARS-CoV-2 lây qua thực phẩm, vì vậy mọi người không nên hoang mang lo sợ các sản phẩm thực phẩm có thể là nguồn lây nhiễm đại dịch COVID-19.
Trung Quốc từng phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì tôm đông lạnh từ Ecuador. Ảnh: IntraFish

Trưởng nhóm kỹ thuật COVID-19 của WHO, Maria Van Kerkhove nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã thử nghiệm vài trăm nghìn mẫu bao bì và cho đến nay đã phát hiện được "rất ít, chưa đến 10 mẫu dương tính". Chuyên gia WHO cho hay: "Chúng ta biết rằng virus có thể tồn tại trên bề mặt một thời gian, tuy nhiên nó sẽ bị tiêu diệt nếu bạn rửa tay hoặc sử dụng các dung dịch tẩy rửa có cồn. Nếu virus thực sự có trong thực phẩm thì virus cũng có thể bị tiêu diệt giống như các loại virus khác, bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín, và đến hiện nay chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm virus qua việc tiêu thụ thực phẩm".

Chuyên gia này cũng nhắc lại các hướng dẫn do WHO và Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) ban hành về cách xử lý thực phẩm đông lạnh và thực phẩm sống để giữ an toàn cho con người.

Trước đó cùng ngày, các nhà chức trách ở TP. Thâm Quyến, miền Nam Trung Quốc cho biết đã phát hiện thấy virus SARS-CoV-2 trên một mẫu cánh gà đông lạnh nhập khẩu từ Brazil.

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 7h30 ngày 14/8 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 21.068.957 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 752.721 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 13.897.042 người.

Mỹ đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất với 5.414.600 ca nhiễm và 170.373 ca tử vong do COVID-19.

Tại châu Mỹ, ngày 13/8, Bộ Y tế Mexico thông báo số ca mắc COVID-19 đã lên đến 505.751 ca, trong đó có 55.293 ca tử vong, tăng 7.371 ca nhiễm và 627 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.

Mexico hiện là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi COVID-19, với số ca bệnh cao thứ 6 thế giới và số ca tử vong cao thứ 3 thế giới. Nhằm ngăn dịch lây lan, Ngoại trưởng Mexico Marcelo Ebrard thông báo lệnh hạn chế đi lại không cần thiết qua biên giới chung với Mỹ sẽ kéo dài thêm 1 tháng tới ngày 20/9. 

Khu vực Mỹ Latinh hiện là điểm nóng của COVID-19, với tổng số ca nhiễm vượt trên 5,6 triệu ca. Brazil tiếp tục đứng thứ 2 thế giới về số ca nhiễm và ca tử vong, với 3.164.785 ca nhiễm và 105.463 ca tử vong; trong khi đó Peru đứng thứ 3 tại khu vực với 507.996 ca nhiễm và 25.648 ca tử vong, tiếp theo là Colombia với 433.805 ca nhiễm và 14.145 ca tử vong và Chile với 380.034 ca nhiễm và 10.299 ca tử vong.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO) cảnh báo sau 5 tháng áp dụng các biện pháp cách ly nghiêm ngặt để đối phó với dịch bệnh, khu vực Trung Mỹ giờ đây lại đang phải đối mặt với đợt tái bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, khi các chính phủ nới lỏng những biện pháp giãn cách xã hội và mở cửa lại các hoạt động kinh tế.

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 tại Trung Mỹ hiện dao động từ 1,04% tại Costa Rica, một trong những nước có tỉ lệ này thấp nhất tại châu Mỹ, cho tới 3,8% tại Guatemala, quốc gia ghi nhận tỷ lệ tử vong cao nhất khu vực với 2.296 ca tử vong trong tổng số 60.824 ca nhiễm. 

Theo số liệu mới cập nhật của tổ chức y tế khu vực, tính tới nay, Trung Mỹ đã ghi nhận ít nhất 236.000 ca nhiễm, trong đó có 6.478 ca tử vong tại Panama, Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras và Nicaragua.

Tại châu Phi, theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh châu Phi (CDC), tính đến chiều 13/8, châu lục này đã ghi nhận tổng cộng 1.073.788 ca nhiễm và 24.256 ca tử vong. Ngoài ra, số bệnh nhân mắc COVID-19 được chữa khỏi là 769.023 người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo "xu hướng gia tăng nguy hiểm" của dịch COVID-19 tại Maroc, khi quốc gia này đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2.

Các số liệu thống kê mới cho thấy Maroc đã ghi nhận 1.499 ca nhiễm mới và 23 ca tử vong ngày 12/8. Đây là số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất kể từ khi nước này co ca mắc COVID-19 đầu tiên vào đầu tháng 3.

Tính đến chiều 13/8, Maroc đã ghi nhận tổng cộng 37.935 ca nhiễm và 584 ca tử vong. Hiện Maroc đã vượt qua Algeria trở thành quốc gia xếp thứ 5 trong số 10 nước châu Phi có số ca mắc COVID-19 cao nhất châu lục, sau Nam Phi, Ai Cập, Nigeria và Ghana.

Tại Liberia, Phó Tổng thống Jewel Howard-Taylor đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bà hiện đã nhập viện tại thủ đô Monrovia do các vấn đề về hô hấp.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Cuộc đua "thần tốc" bào chế vaccine COVID-19 liệu có đảm bảo an toàn?

An Ly |

Reuters ghi nhận, nhiều nghiên cứu chỉ ra một số loại vaccine luôn ẩn chứa tác dụng ngược bởi không hoàn toàn tương thích với cơ thể của tất cả mọi người.

Tân Lập chuyển mình trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC)

Nguyễn Đăng Thái |

Tân Lập là một xã kinh tế mới thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ tháng 9 năm 1975, với một bộ phận Nhân dân từ các xã Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thuận của huyện Triệu Phong theo chủ trương di dân tái định cư, đưa một bộ phận nhân dân từ đồng bằng lên miền núi xây dựng miền quê mới, cùng sinh sống với người Vân Kiều của thuộc bản Bù, bản Cồn, bản Vây đã định cư lâu năm.


Đưa trên 340 công dân Việt Nam từ Hoa Kỳ về nước

PV |

Trong hai ngày 10 và 11/8/2020, các cơ quan chức năng Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ và Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng Hoa Kỳ đưa hơn 340 công dân Việt Nam về nước an toàn.

56 lưu học sinh Lào ở Quảng Trị tự ý về nước

Công Điền |

56 lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đã tự ý bỏ về nước giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.