Cuộc đua "thần tốc" bào chế vaccine COVID-19 liệu có đảm bảo an toàn?

An Ly |

Reuters ghi nhận, nhiều nghiên cứu chỉ ra một số loại vaccine luôn ẩn chứa tác dụng ngược bởi không hoàn toàn tương thích với cơ thể của tất cả mọi người.

Ngày 11/8, Tổng thống Nga tuyên bố nước này đã phát triển loại vaccine đầu tiên cung cấp khả năng "miễn dịch vững vàng" chống COVID-19.

Thứ trưởng Y tế Nga Oleg Gridnev cho biết vaccine này được Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và Vi sinh Quốc gia Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Saint Petersburg hôm 26/7. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại một sự kiện ở thành phố Saint Petersburg hôm 26/7. Ảnh: Reuters.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, trong đợt thử nghiệm cuối cùng đối với các tình nguyện viên tham gia thử nghiệm vaccine, kết quả cho thấy khả năng miễn dịch ở tất cả người tham gia. Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine bắt đầu ngày 18/6 và gồm 38 tình nguyện viên. Tất cả người tham gia đều phát triển khả năng miễn dịch. Nhóm đầu tiên xuất viện ngày 15/7 và nhóm thứ hai vào ngày 20/7.

Trước đó, các nhà khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn" dưới áp lực từ chính quyền. Tổng thống Putin xem mục tiêu tìm ra vaccine COVID-19 là ưu tiên hàng đầu, trong bối cảnh Nga là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với hơn 897.000 ca nhiễm và hơn 15.000 ca tử vong.

Cách tiếp cận nhanh chóng của Nga, với chỉ ba tháng thử nghiệm vaccine, rất khác so với Tây Âu và Mỹ, nơi các nhà nghiên cứu thường tiến hành giai đoạn thử nghiệm thứ ba suốt nhiều tháng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng kêu gọi Nga tuân thủ hướng dẫn sản xuất vaccine an toàn và hiệu quả sau khi Moskva công bố kế hoạch khởi động sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 vào tháng 9, giúp cung cấp "vài triệu liều" mỗi tháng vào năm tới.

Tuy nhiên, thực tế Nga cũng sở hữu nhiều thành tựu về vaccine, như tạo ra vaccine phòng Ebola đã được chính phủ cấp phép dùng trong trường hợp khẩn cấp, đồng thời được kỳ vọng sớm triển khai ở Congo. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ông tình nguyện tiêm mũi vaccine đầu tiên do Nga sản xuất để thể hiện sự tin tưởng và biết ơn.

Chuyên gia dịch tễ học và di truyền loãng xương, giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, nghiên cứu viên chính tại viện Garvan (Úc) chia sẻ, dù Nga công bố có vaccine COVID-19 đầu tiên nhưng rất khó có thể có vaccine trong năm 2020, theo VTC News.

"Hiện có hơn 150 nhóm trên thế giới nghiên cứu tìm vaccine COVID-19. Nhưng đến đầu tháng 8/2020 thì chỉ có 8 ứng viên được thử nghiệm lâm sàng trên người.

Một bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ được hai nhân viên y tế hỗ trợ khi đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Reuters.
Một bệnh nhân COVID-19 ở Ấn Độ được hai nhân viên y tế hỗ trợ khi đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Ảnh: Reuters.

Vaccine COVID-19 không thể phát triển nhanh bởi bất cứ vaccine nào cũng giống như thuốc đều phải trải qua 4 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, vaccine được tiêm cho một số ít người khoẻ mạnh và một số bệnh nhân. Mục đích là xem xét có phản ứng phụ hay không, và xác định liều lượng thích hợp. Giai đoạn 2, vaccine được tiêm cho hàng trăm người bị nhiễm. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hiệu quả và an toàn của vaccine.

Giai đoạn 3, đây là giai đoạn quan trọng nhất, và có hàng ngàn người tham gia. Một số người sẽ được tiêm vaccine, một số được tiêm giả dược hay một loại thuốc hiện hành. Mỗi người phải được theo dõi vài tháng, có khi vài năm. Nghiên cứu giai đoạn này có thể kéo dài từ 1-5 năm. Dữ liệu từ giai đoạn này là chứng cớ khoa học để FDA phê chuẩn hay bác bỏ vaccine.

Giai đoạn 4, sau khi vaccine đã được phê chuẩn và bán ra thị trường, công ty vẫn phải theo dõi hiệu quả của vaccine để ghi nhận các biến chứng và phản ứng phụ.

Nhiều nước đang chạy đua để tìm ra vắcxin COVID-19 sớm nhất. Ảnh: Getty Images.
Nhiều nước đang chạy đua để tìm ra vắcxin COVID-19 sớm nhất. Ảnh: Getty Images.


Một vaccine từ khi nghiên cứu, thử nghiệm, công bố và đưa ra thị trường thì phải tốn 10-15 năm, hay ngắn nhất cũng là 4 năm. Dịch  dù có nới lỏng quy định và vaccine sẽ đến bệnh nhanh hơn thì cũng phải 2 năm. Ngay cả khi vaccine vào đến giai đoạn III của thử nghiệm, vẫn có nguy cơ thất bại. Vì vậy rất khó có thể có vaccine trong năm 2020".

Trên thực tế, Reuters ghi nhận, nhiều nghiên cứu chỉ ra một số loại vaccine luôn ẩn chứa tác dụng ngược bởi không hoàn toàn tương thích với cơ thể của tất cả mọi người. Khi đó thay vì giúp hạn chế mắc bệnh, vaccine lại tạo điều kiện cho cơ thể dễ nhiễm bệnh ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Cơ chế đảo ngược này hiện vẫn chưa được hiểu biết cặn kẽ. Nếu tỉ lệ phản tác dụng trong cộng đồng đáng kể, vaccine vô tình mang theo hiểm họa.

Theo các nhà khoa học, cách tốt nhất hạn chế rủi ro hiện tại là thử nghiệm ở nhiều quy mô để biết nhược điểm của vaccine, qua đó có thể điều chỉnh hợp lý. Chẳng hạn, khi chế tạo vaccine, một nhóm nghiên cứu phải mất vài tháng để quan sát hiện tượng đảo ngược ở động vật rồi mới thử nghiệm ở người.

Tuy nhiên vì tính cấp bách, nhiều công ty y khoa sẽ thử nghiệm trực tiếp trên nhóm người quy mô nhỏ mà không chờ kết quả từ thử nghiệm trên động vật.

Chẳng hạn, công ty công nghệ sinh học Moderna (Mỹ) hợp tác với Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ cho ra lò lô vaccine đầu tiên cuối tháng 2 vừa qua. Hiện, công ty đang chuẩn kế hoạch thử nghiệm trên người vào tháng 4 tới, song song với việc khảo sát mức độ phản tác dụng trên động vật.

TS Peter Hotez (trái) đặt ra quan ngại khi phát triển vắcxin quá nhanh. Ảnh: Getty Images.
TS Peter Hotez (trái) đặt ra quan ngại khi phát triển vắcxin quá nhanh. Ảnh: Getty Images.

Theo TS Emily Erbelding, trưởng Bộ phận Vi trùng học và Bệnh truyền nhiễm, thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) khẳng định, quy trình này phù hợp với tiêu chuẩn của WHO và Cục Quản lý và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA). Thử nghiệm sẽ kéo dài trong 14 tháng.

Từng có kinh nghiệm tham gia chế tạo vaccine phòng SARS năm 2003, TS Peter Hotez - hiệu trưởng Trường Y khoa Nhiệt đới Quốc gia thuộc Đại học Y khoa Baylor (Mỹ) - nhấn mạnh hoàn toàn có những động vật thí nghiệm mắc bệnh nặng hơn vì vaccine.

Ở người cũng có những ví dụ. Đợt thử nghiệm vaccine phòng virus hợp bào hô hấp ở trẻ được Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) chế tạo gây ra nhiều ca bệnh nặng hơn, trong đó có 2 ca tử vong, vào những năm 1960.

Gần đây hơn, Philippines sau khi triển khai tiêm phòng sốt xuất huyết Dengvaxia cho hơn 800.000 trẻ em (2017) cũng ghi nhận 14 trường hợp tử vong. Theo đó, loại vaccine này có tác dụng phòng bệnh hiệu quả đối với những người từng nhiễm virus nhưng nhiều trường hợp chưa nhiễm, vaccine lại khiến bệnh diễn biến xấu.

"Tôi hiểu tầm quan trọng của việc tăng tốc tìm ra vaccine, tuy nhiên xét nhiều mặt tôi không nghĩ có loại vaccine theo quy trình như vậy", TS Peter Hotez nói.

Theo thống kê, hiện có khoảng 20 loại vaccine phòng SARS-Cov-2 đang được nghiên cứu và thử nghiệm bởi các hãng uy tín trên toàn cầu. Chính phủ Mỹ cũng đã dành hẳn 3 tỉ USD hỗ trợ tìm vaccine và phương pháp chữa trị COVID-19.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Canada tìm hiểu hoạt động đầu tư tại đặc khu kinh tế Savan-Seno

Tổng hợp |

Mới đây, Đại biện Canada tại Lào Timothy Edwards cùng đoàn vừa có chuyến tham và tìm hiểu hoạt động đầu tư, thương mại tại đặc khu kinh tế Savan-Seno C, Savan Park và cảng cạn Savannakhet.

56 lưu học sinh Lào ở Quảng Trị tự ý về nước

Công Điền |

56 lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị đã tự ý bỏ về nước giữa lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Lào chuẩn bị mở kênh xuất-nhập cảnh đặc biệt đối với Việt Nam và Trung Quốc

Tổng hợp |

Ngày 7/8, Văn phòng Chính phủ Lào ban hành thông báo khẩn, quy định thêm một số biện pháp thuộc khuôn khổ giai đoạn nới lỏng biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 thứ 5.

Nữ sinh đầu tiên mang giải vàng Olympic Hóa học quốc tế về thành Nam

Nguyễn Lành |

Đàm Thị Minh Trang, học sinh lớp 12 chuyên Hóa, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), là 1 trong 4 thí sinh của Việt Nam xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Hóa học quốc tế 2020.