Vì sao Tết Nguyên đán lại dựng cây nêu, treo câu đối đỏ?

Bảo Trang (TH) |

Dựng cây nêu, treo câu đối đỏ ngày tết đã là một truyền thống tốt đẹp của người Việt vào dịp Tết Nguyên đán tự bao đời nay. 

Thế nhưng, nhiều người vẫn băn khoăn nguồn gốc, ý nghĩa của những phong tục này.

Từ bao đời nay, trong số những phong tục tín ngưỡng của người Việt Nam ngày Tết Nguyên đán, việc dựng cây nêu trước nhà đã trở thành một nét đẹp đối với con người, dân tộc Việt.
 

Cổ tích Việt Nam có cả một câu chuyện hấp dẫn về “Sự tích cây nêu ngày Tết” và nhiều khảo dị. Chuyện kể rằng:

“Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, tuyệt đường sinh nhai của người nên Người cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Nhờ Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển.

Vì mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại, nhưng vẫn bị thua. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vào đất liền một ngày viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, theo phong tục cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để quỷ không bén mảng đến chỗ người cư ngụ.
 

Trên cây nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa... để cho quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào những ngày Tết để cấm cửa Quỷ”.

Vì vậy, mỗi dịp Tết mọi nhà sẽ dựng cây nêu, trên cây nêu sẽ treo đèn lồng vào buổi tối để soi đường cho hương linh ông bà tổ tiên về đón tết cùng con cháu. Qua đó, nói lên ý nghĩa cao quý của dân tộc Việt – đó là tinh thần hiếu đạo, tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Ngoài việc dựng cây nêu thì dịp Tết, người Việt còn có truyền thống treo câu đối. Trong dân gian, câu đối đã có hàng nghìn năm lịch sử.

Ngày xưa, vào mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như mọi nhà, dù giàu hay nghèo cũng đều treo một đôi câu đối đỏ trước bàn thờ tổ tiên, hay nơi cột nhà, cổng ngõ.

Ngoài chức năng trang trí, câu đối còn nói lên mong ước của gia chủ về một năm mới bình an, thịnh vượng, phát tài. Đây là một phong tục đẹp, một nghi lễ độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Với bài viết trên đây hi vọng sẽ cho các bạn cái nhìn đầy đủ hơn về tục trồng cây nêu và treo cây đối vào ngày tết.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Hoa giấy ghép chiếm lĩnh thị trường hoa tết

Lâm Thanh |

Đến thời điểm này, ngoài điểm bày bán hoa tết tập trung quy mô lớn ở Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, dọc theo một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Đông Hà như Hùng Vương, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Lê Quý Đôn, Hoàng Diệu… các cửa hàng, nhà vườn đã bày bán rất nhiều loại hoa, cây cảnh chơi tết.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình thăm và chúc tết tại tỉnh Quảng Trị

Trần Tuyền |

Ngày 12.1.2020, tại huyện Đakrông, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đến thăm và chúc tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Trị. 

Tết về thêm tuổi

Hoàng Ca |

Không ai đợi chờ, nhưng Tết vẫn đến và tuổi vẫn cứ về. Người ta nhắc Tết, hỏi tuổi và vô số thứ xung quanh hai cái này khi bâng quơ nghĩ mình còn trẻ. 

Tổ chức chương trình "Tết sum vầy" cho công nhân, lao động

Hương Quỳnh |

Ngày 10.1.2020, Công đoàn Cơ sở Công ty Cổ phần Ô tô Thắng Lợi Quảng Trị phối hợp cùng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Triệu Phong tổ chức chương trình “Tết sum vầy 2020” cho công nhân, lao động thuộc các công đoàn cơ sở trên địa bàn.