Cần quan tâm hơn đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Minh Đức |

Xác định tầm quan trọng của hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, thời gian qua, từ tỉnh đến cơ sở đã xây dựng kế hoạch, phương án và tổ chức thực hiện công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp các di tích… Nhiều di tích lịch sử, văn hóa đã được phát huy giá trị, nhất là trong công tác giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau; trở thành những điểm du lịch, tham quan hấp dẫn đối với du khách trong nước, quốc tế.


Nhiều kết quả tích cực

Năm 2013, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 17/2013/HĐND ngày 31/7/2013 về việc đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2013 - 2020 nhằm bảo tồn hệ thống di tích đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn tỉnh. Sau 7 năm triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 500 di tích, danh thắng đã được xếp hạng các cấp, bao gồm: 4 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 20 di tích xếp hạng quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh.

Trưởng Phòng Quản lý Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) Lê Đình Hào cho biết, từ năm 2016 - 2020, Sở VH,TT&DL chỉ đạo Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng tỉnh phối hợp với UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý. Đến nay, tổng số di tích xếp hạng cấp tỉnh được bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý là 135 di tích; có 74 di tích cấp tỉnh được đặt bia, biển, xây dựng đài tưởng niệm… Việc thực hiện quản lý di tích trên địa bàn tỉnh được phân chia theo 3 cấp quản lý trực tiếp đã tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, bảo tồn; tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cộng đồng.
Học sinh xã Gio An, huyện Gio Linh có ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc di tích lịch sử - Ảnh: M.Đ
Học sinh xã Gio An, huyện Gio Linh có ý thức trong việc bảo vệ, chăm sóc di tích lịch sử - Ảnh: M.Đ

Công tác đầu tư, tôn tạo các hạng mục của nhiều di tích được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong giai đoạn 2013 - 2020, nhiều di tích như: Thành Cổ Quảng Trị, Khu Lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải… được đầu tư tôn tạo với tổng vốn đầu tư khoảng 75.100 triệu đồng, trong đó, nguồn ngân sách nhà nước 30.928 triệu đồng, nguồn xã hội hóa 44.172 triệu đồng. Đối với công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích quốc gia tiêu biểu có hệ thống các công trình giếng cổ Gio An được cấp kinh phí để tu bổ, tôn tạo với tổng vốn đầu tư 2.250 triệu đồng.

Trong những năm qua, với kinh phí chủ yếu được huy động từ ngân sách địa phương đã tu bổ, tôn tạo được 55 di tích với tổng kinh phí gần 68.128 triệu đồng. Công tác nâng hạng di tích cấp tỉnh lên di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt được chú trọng, đã có 4 hồ sơ di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt; đã hoàn thành 5 hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích quốc gia, trong đó, có 1 di tích đã được xếp hạng.

Cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa

Bên cạnh những tín hiệu tích cực, công tác bảo tồn, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh chủ yếu là di tích lịch sử cách mạng, trải qua thời gian các di tích đã bị xuống cấp, thậm chí nhiều di tích đến nay không tìm thấy được dấu tích, không xác định được địa điểm hoặc địa điểm nằm trong sổ đỏ cấp cho dân… Đây là những vấn đề đặt ra trong quá trình bổ sung hồ sơ khoa học và pháp lý. Một số địa phương chưa thực sự chủ động, quan tâm thực hiện công tác lập hồ sơ khoa học và pháp lý, công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp cho hệ thống di tích thuộc thẩm quyền. Do điều kiện nguồn lực còn hạn chế nên công tác quy hoạch, xây dựng hồ sơ cũng như công tác đầu tư tôn tạo di tích còn nhiều bất cập; kinh phí đầu tư chống xuống cấp di tích chưa tương xưng với tiềm năng và thực trạng di tích.

Thời gian qua, từ tỉnh đến cơ sở đều có trách nhiệm cao và luôn trăn trở tìm giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và chống xuống cấp các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh. Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vĩnh Linh Lương Ngọc Ninh cho biết, trên địa bàn huyện có 179 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận. Năm 2018, huyện Vĩnh Linh phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh tiến hành khảo sát và lập hồ sơ khoa học cho 143 di tích đã được công nhận di tích cấp tỉnh nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được (80% di tích trên địa bàn huyện đều nằm trong sổ đỏ của hộ gia đình).

Vì vậy, công tác quy hoạch đất cho di tích gặp rất nhiều khó khăn; gần 80% di tích là phế tích không còn dấu vết, địa điểm di tích xa các trục đường giao thông, khu dân cư, do đó đã ảnh hưởng đến việc đầu tư, tôn tạo, bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Huyện đã đề nghị cấp trên hỗ trợ, phối hợp với địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể về tổ chức khảo sát, rà soát lập hồ sơ khoa học cho 98 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận nhưng chưa có hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lý; đề nghị đưa 47 di tích do các xã, thị trấn khảo sát (không còn dấu tích, không có quỹ đất) ra khỏi danh mục di tích nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hoàn thiện hồ sơ khoa hoc và pháp lý.

Theo Giám đốc Sở VH,TT&DL Đỗ Văn Bình, công tác đầu tư, tôn tạo, chống xuống cấp di tích đã và sẽ được xếp hạng có ý nghĩa quan trọng. Ngành VH,TT&DL tiếp tục tham mưu với tỉnh để có nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ, hiệu quả trong thực hiện đầu tư bảo tồn, tôn tạo tương xứng với quy mô, tầm vóc, giá trị của di tích. Đồng thời, chủ động, phối hợp với các ngành, đơn vị, địa phương đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như có trách nhiệm trong việc bảo vệ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa của tỉnh.

Quan tâm nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện quy chế, chính sách đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích tạo cơ sở pháp lý, phân định rõ trách nhiệm từ tỉnh đến cơ sở để chủ động trong xây dựng kế hoạch, phương án huy động nguồn lực đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích; thực hiện kết hợp đầu tư giữa ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội hóa; triển khai đồng bộ công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích theo quy trình, kế hoạch thống nhất chung trong toàn tỉnh, tránh tình trạng thực hiện tự phát, tùy tiện, không đảm bảo quy trình ở các địa phương. Gắn công tác bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp di tích với phát triển du lịch bền vững, quảng bá, giới thiệu vùng đất, con người và văn hóa Quảng Trị với các địa phương trong cả nước và bạn bè quốc tế.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Phát hiện 2 người ở Gio Linh vi phạm quy định cách ly tại nhà

Quang Hiệp |

Ngày 26/8/2021, lãnh đạo UBND huyện Gio Linh (Quảng Trị) cho biết vừa phát hiện, lập biên bản xử lý 2 người vi phạm quy định cách ly tại nhà trên địa bàn huyện.

740 người dân huyện Gio Linh tại TP. Hồ Chí Minh được hỗ trợ tiền mặt

Hải Phi |

Ông Nguyễn Thường Đức, Trưởng Ban Liên lạc Hội đồng hương huyện Gio Linh tại TP. Hồ Chí Minh vừa thông tin: Sau một thời gian kêu gọi ủng hộ từ các nhà hảo tâm, hội đồng hương đã huy động được 547,6 triệu đồng để hỗ trợ kịp thời cho con em quê hương đang gặp khó khăn do COVID-19 tại TP. Hồ Chí Minh. Từ số tiền này, 740 người dân huyện Gio Linh đã nhận được  740 ngàn đồng/người để có thêm điều kiện khắc phục những khó khăn trước mắt.

Công an huyện Gio Linh xử lý vụ đánh đập, làm nhục người khác

Lê Minh |

Báo Quảng Trị nhận được “đơn xin giúp đỡ” của bà Nguyễn Thị Lợi, trong đơn bà Lợi cho rằng bà bị bắt giữ trái pháp luật, bị lột áo quần và quay clip phát tán lên mạng xã hội để làm nhục. Hiện tại bà rất suy sụp, đề nghị báo chí lên tiếng để pháp luật xử lý nghiêm những người hành hung và xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bà.

Gio Linh đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa

Hoài Diễm Chi |

Thời gian qua, huyện Gio Linh (Quảng Trị) chỉ đạo các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động trong công tác tham mưu, phối hợp và xây dựng kế hoạch, triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa một cách an toàn, hiệu quả trước tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp…