Và trong tương lai gần, đi đâu ở Hướng Hoá cũng bắt gặp những cánh đồng như thế. Một thế mạnh về công nghiệp năng lượng và du lịch đang mở ra cho huyện miền núi còn nghèo khó.
Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Trị được xem là “thủ phủ” của các dự án năng lượng tái tạo. Trong đó, các dự án điện gió được tập trung chủ yếu ở huyện Hướng Hoá làm nên thương hiệu điện gió ở nơi rừng sâu heo hút, biến cái bất lợi thành có lợi. Hay nói một cách bay bổng là “hái tiền từ trời xanh”…Hiện tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió đã phê duyệt bổ sung vào quy hoạch với tổng công suất 608 MW, bao gồm: Dự án điện gió Hướng Linh 1, 2 (mỗi dự án có công suất 30 MW); Hướng Phùng 1, công suất 30 MW; Hướng Phùng 2, công suất 20 MW; Hướng Linh 3, công suất 30 MW; Hướng Hiệp 1, công suất 30 MW; Hướng Tân, Liên Lập, Tân Linh (mỗi dự án có công suất 48 MW); Phong Liệu, Phong Huy và Phong Nguyên (mỗi dự án có quy mô công suất 48 MW); Hướng Linh 4, công suất 30 MW; Hướng Phùng 3, công suất 30 MW; Gelex 1, 2, 3 (mỗi dự án có công suất 30 MW).
Trong đó, có dự án Hướng Linh 2 đã vào vận hành thương mại ngày 9/1/2017 và Dự án Hướng Linh 1 đã vận hành thương mại ngày 06/11/2019.
Ngoài các dự án kể trên, UBND tỉnh Quảng Trị đã trình bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực 50 dự án điện gió với tổng quy mô công suất là 2.522,15 MW và trình bổ sung 13 dự án điện mặt trời với tổng công suất 894,95 MWp.Các dự án điện gió đang hoạt động trên địa bàn huyện Hướng Hoá ngoài việc cung cấp điện năng cho quốc gia, nộp thuế cho tỉnh nhà… nó còn là điểm thu hút khách tham quan, check in, thưởng ngoạn. Thực tế cánh đồng điện gió ở Hướng Hoá đã là biểu tượng cho xứ gió Hướng Linh mà khó tìm thấy ở nơi khác. Và trong tương lai gần, đi đâu ở Hướng Hoá cũng bắt gặp những cánh đồng như thế. Một thế mạnh về công nghiệp năng lượng và du lịch đang mở ra cho huyện miền núi còn nghèo khó.
Xanh Ewec xin trân trọng giới thiệu chùm ảnh về quy trình xây dựng cột điện gió của một đơn vị xây dựng tại Hướng Hoá: