Tốp 10 địa điểm check in lý tưởng ở Hướng Hoá

Điếu Ngao |

Hướng Hoá là một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, nơi đây có nhiều thắng cảnh, di tích văn hoá lịch sử được giới trẻ hay khách phượt quan tâm. Thời gian qua, một số tour du lịch mới hình thành đang đánh thức tiềm năng ở xứ này.

Xanh Ewec xin “điểm danh” tốp 10 địa danh được du khách xa gần đến tham quan, check in nhiều nhất.    

1. Đèo Sa Mù (xã Hướng Phùng).

 
Vườn lan hồ điệp trên đỉnh Sa Mù.  Ảnh: Yên Mã Sơn

Nằm ở độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, trong lành. Khách lên đây có thể ngắm mây, hóng gió và thưởng lãm các loài hoa, quả cao cấp như lan hồ điệp, lily, dâu tây… ở Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ nằm trên đỉnh Sa Mù.

2. Tuyệt Tình Cốc (lòng hồ thuỷ điện Rào Quán, xã Hướng Tân).

 
Tuyệt Tình Cốc. Ảnh: Hoàng Đăng Tình 

Tuyệt Tình Cốc là tên gọi của giới trẻ đặt cho nơi này. Nằm ở hồ Rào Quán, những đỉnh núi cao bên cạnh những hồ nước trong vắt có thể nhìn thấy đáy đã thu hút khách đến tham quan. Ở đây sơn thuỷ hữu tình thích hợp cho chụp ảnh cưới, tổ chức picnic.

3. Cây Cô đơn (Hồ Rào Quán, xã Hướng Tân).

 
 Cây cô đơn. Ảnh: Nông Văn Dân

Một cây tràm hoa vàng bên mép nước ở hồ thuỷ điện Rào Quán đã khiến du khách ngang qua đường Hồ Chí Minh nhánh Tây không thể không vào check in. Sát mép nước là thảm cỏ xanh ngắt và rộng lớn có thể tổ chức cắm trại. Khách thường đến đây vào ngày cuối tuần. Thích hợp cho khác theo từng nhóm khoảng vài gia đình mang theo thực phẩm đến vui chơi và nấu nướng tại chỗ.

4. Cánh đồng điện gió Hướng Linh (xã Hướng Linh).

 
 Cánh đồng điện gió Hướng Linh. Ảnh: Ngô Hải Phong

Hướng Hoá được xem là “kinh đô” của năng lượng tái tạo, đặc biệt điện gió. Hiện nhà máy điện gió Hướng Linh đã đi vào khai thác, cấp điện quốc gia. Ngoài ra nó cũng là địa điểm tham quan của du khách khi ngang qua đường Hồ Chí Minh. Hơn 25 cột điện gió tạo thành một “cánh đồng” nếu nhìn từ trên cao xuống.

5. Đỉnh Cu Vơ (xã Hướng Linh).

 
 Đỉnh Cu Vơ. Ảnh: Bon Nguyen

Đỉnh Cu Vơ nằm ở cây số 10 đường Hồ Chí Minh (tính từ tượng đài Khe Sanh), rẽ trái đi thêm 2 cây số là đến. Đây được xem là nơi ngắm mặt trời mọc đẹp nhất tỉnh Quảng Trị. Đến đây có thể nhìn thấy cánh đồng điện gió Hướng Linh, lòng hồ Rào Quán. Và đặc biệt, ngắm mây trắng bồng bềnh dưới thung lũng, đẹp và lãng mạn không thua gì Đà Lạt hay Sa Pa.

6. Sân bay Tà Cơn (xã Tân Hợp).

 
 Di tích sân bay Tà Cơn. Ảnh: Nông Văn Dân

Di tích sân bay Tà Cơn là một địa chỉ không thể bỏ qua khi du lịch qua Hướng Hoá. Nơi đây còn lưu giữ nhiều máy bay, xe tăng và các di vật chiến tranh khác. Có không gian rộng lớn, nhiều mô hình, cảnh đẹp... là nơi thoả thích chụp ảnh.

7. Bảo tháp Khe Sanh (TT Khe Sanh).

 
 Bảo tháp Khe Sanh. Ảnh: Nguyễn Ngọc Lân

Được đầu tư 12 tỷ đồng với thiết kế cao 25 mét, bảo tháp Khe Sanh nằm trên đồi Cù Bốc trong Trung tâm văn hoá tâm linh huyện Hướng Hoá. Đến đây có thể thấy toàn cảnh thị trấn Khe Sanh và các xã lân cận.

8. Cao điểm 689 (xã Hướng Tân).

 
 Cao điểm 689. Ảnh: Yên Mã Sơn

Nằm giữa xã Hướng Tân và Tân Liên, Cao điểm 689 thu hút khách tham qua bởi không gian thoáng mát, khí hậu trong lành. Với độ cao này có thể nhìn thấy thị trấn Khe Sanh, các xã xung quanh. Quần thể Cao điểm 689 gồm nhà Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, nhà dừng chân nghỉ của khách…

9. Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (TT Lao Bảo).

 
 Quốc môn cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Ảnh: NHH

Đến Hướng Hoá mà không đến check in ở Quốc môn cửa khẩu Lao Bảo xe như “chưa đến”. Nơi đây chỉ cần một bước chân là có thể sang đất Lào nên luôn hút khách tham quan, chụp ảnh khi đến Lao Bảo.

10. Đồi Chua Lao Bảo (TT Lao Bảo).

 
Đồi Chua Lao Bảo. Ảnh: Nguyễn Ngọc Hiếu 

Đi theo đường quốc phòng Lao Bảo – Hướng Phùng, khoảng cây số 3 là đến được đồi Chua. Đứng ở đồi Chua có thể nhìn toàn cảnh thị trấn Lao Bảo thậm chí các xã dọc đường 9. Với khí hậu mát mẻ, trong lành và nhiều cảnh đẹp nên đồi Chua là điểm check in của dân phượt.

TAGS

Trang phục đầu tiên của người Pa Kô

Hồ Phương |

Từ ngàn xưa, sống giữa đại ngàn Trường Sơn, đồng bào Pa Kô đã chọn cho mình những loại cây thích ứng với điều kiện tự nhiên, môi trường để làm trang phục. Loại trang phục từ những buổi ban đầu này được đồng bào gọi với cái tên A mưng và được gìn giữ đến ngày hôm nay. 

Tín vật kết duyên của người Vân Kiều

Nguyễn Tiến Dũng |

Bao đời nay, trong huyết quản của người Vân Kiều đã chảy tràn dòng máu khí khái được hưởng thừa từ sự hào hùng và vững chãi của dãy núi Trường Sơn nơi họ sinh sống.

Đặc sản gà Cùa

Thu Hạ |

Vùng Cùa gồm 2 xã Cam Chính, Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Cách đây hơn 100 năm, vùng Cùa được vua Hàm Nghi chọn để xây dựng thành Tân Sở làm nơi kháng chiến chống giặc Pháp đô hộ. Ngày nay, vùng Cùa thu hút ngày càng nhiều du khách đến tham quan, khám phá và thưởng thức những sản vật thơm ngon, đặc trưng vốn có, trong đó không thể không nhắc đến đặc sản gà Cùa.

Làm du lịch trên đất thuần nông

PV |

Phát huy vai trò của tuổi trẻ trong phong trào lập thanh lập nghiệp, chàng thanh niên Phạm Trọng Trưởng sinh năm 1990 ở thôn Phú Áng, xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) đã chọn cho mình hướng làm ăn mới, đó là mạnh dạn đầu tư mô hình trồng hoa Tam giác mạch trên vùng đất thuần nông. Thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan trải nghiệm.