Trên bàn tiệc, tại sao không là chuối Tân Long?

Yên Mã Sơn |

Ngang qua “kinh đô” chuối Tân Long (Hướng Hoá, Quảng Trị) trong những ngày đầu tháng Tư, dịch COVID- 19 đã làm bớt đi phần nào nhộn nhịp vốn có ở nơi này khi đầu ra ở thị trường Trung Quốc, Thái Lan bị thắt chặt đi lại.

Ghé vào các bản ven sông Sê Pôn, những con người bó gối ngồi đếm tháng đếm ngày trong khi chuối, sắn ở bên kia sông không biết làm sao đem về nhà (mà có đem được về nhà thì chuối vẫn không ai mua, cũng chỉ để chín rục rạ). Những chuồng dê, bò là nơi “giải cứu” chuối khi bí thị trường đầu ra: chuối làm thức ăn cho gia súc. Có thể những ông Tây ở tận trời Âu khi nhìn thấy cảnh này, thứ trái cây có giá trị dinh dưỡng cao lại dành cho bò, cho dê sẽ “thất kinh”. Chuối là mặt hàng “nổi trội” nhất trong các loại hoa quả nhập khẩu ở châu Âu. Riêng năm 2019 có 8 triệu tấn chuối đã “đổ vào” thị trường này với giá trị 6 tỷ USD. Đương nhiên chuối Tân Long sẽ không “có vé” ở thị trường này khi đầu vào với các tiêu chuẩn rất khắt khe. Nhưng nó nói lên rằng: chuối ở ta nó rẻ rúng quá!

 
 Chuối mật mốc Tân Long.

Với giá trị dinh dưỡng cao, rất tốt cho mọi lứa tuổi, chuối trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Trong mùa dịch COVID- 19, người dân một số nước châu Âu đã đổ xô đi mua chuối để trữ, ăn dần trong những ngày chống dịch. Bao nhiêu đó để thấy được vị trí số 1 của trái chuối trong những loại hoa quả phục vụ nhu cầu tối thiểu của con người.

 
 Chuối Tân Long là nguồn thu chính của người dân huyện Hướng Hoá.

Nhưng có khi “Bụt nhà không thiêng”. Với người Việt nói chung và xứ chuối Hướng Hoá nói riêng, quả chuổi được xem là loại trái cây thứ yếu bởi dễ trồng, phổ biến. Trong món tráng miệng sau bữa ăn phải là nho Mỹ, táo New Zealand, sầu riêng Thái Lan… mới sành điệu, mới thời thượng. Và ở một khung cảnh khác, ở châu Âu, Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, họ khao khát có được trái chuối trên bàn ăn. Điều này ngoài vấn đề về giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, biết đâu được nó thể hiện “level” của giới thượng lưu, chăng?

 
 Chuối mật mốc Tân Long

Mấy hôm ngồi với người bạn hiện làm Chủ tịch mặt trận thị trấn Lao Bảo, vốn trăn trở về sự đổi mới, phát triển của quê hương. Người bạn này khẳng định, dân ta trồng chuối mà chưa thấy hết giá trị của chuối. Chuối không bán được cho Trung Quốc, Thái Lan ngoài việc cho gia súc ăn thì chẳng biết làm gì. Đến ngay những công ty làm du dịch, cơ quan nhà nước trên địa bàn khi tiếp khách ngoại tỉnh, khách quốc tế cũng chẳng thấy bóng dáng trái chuối trên bàn tiệc hay ở phòng tiếp khách. Trong khi trái chuối mật mốc Hướng Hoá đã xây dựng được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Nhãn hiệu tập thể số 299267 cho sản phẩm chuối Hướng Hóa.

Trên địa bàn đã có những hộ nghĩ đến “hành trình của trái chuối Tân Long”. Họ trăn trở, nếu một ngày trở gió thị trường Trung Quốc không nhập chuối thì sẽ như thế nào? Và họ mua máy móc sản xuất chuối khô, tìm các thị trường khác nhưng xem ra rất khó.

 
 Trên bàn tiệc tiếp đãi khách xa gần, tại sao không có dĩa chuối Tân Long?

Với 2000 ha chuối mật mốc, chủ yếu xuất cho thị trường Trung Quốc khoảng 35-40 tấn/ ngày với giá dao động từ 3,5- 4,5 ngàn đồng/ kg cũng là nguồn thu đáng kể cho người nông dân xứ này. Nhưng hơn tất cả, chuối Tân Long phải có vị thế khác, xa hơn, cao hơn trong thị trường trái cây xuất khẩu. Phải làm sao, mỗi người khách du lịch khi đến Hướng Hoá, ngoài việc thăm thú, đi lại mua sắm quanh huyện, cái họ hỏi là chuối Tân Long. Và chắc chắn, họ phải nếm được trái chuối Tân Long. Để làm được việc đó, rất dễ dàng, đơn giản là trong mỗi quán ăn, nhà hàng, bàn tiệc thiết đãi khách xa, gần nên có một dĩa chuối. Thậm chí, mỗi gia đình nên có một dĩa chuối như thế, vì ít nhất hình ảnh đó sẽ là sự trân trọng mồ hôi, giá trị thương hiệu của quê nhà!

TAGS

Cơ bản hoàn thành xây dựng Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Anh Vũ |

Sau một thời gian tích cực triển khai thi công, đến nay công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính, những hạng mục còn lại như tường rào, sân vườn đang được khẩn trương hoàn thiện đảm bảo khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Chế Lan Viên 20/10 (1920-2020).

Ngôi chùa cổ bên dòng Ô Lâu

Nguyễn Việt Hà |

Làng Câu Nhi nằm ở phía Nam của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Được bao bọc bởi hai con sông: Ô Lâu từ Huế chảy ra và sông Ô Giang từ Vĩnh Định chảy vào, quanh năm tưới tắm bởi phù sa và nguồn nước của các con sông nên đất đai bãi bồi màu mỡ, ruộng đồng tốt tươi. Mảnh đất này đã sinh ra những danh nhân văn hóa lịch sử để lại tiếng thơm lưu danh sử sách. Đặc biệt, nơi đây còn có một ngôi cổ tự với nhiều câu chuyện kỳ thú...

Làng Tùng Luật - ký ức và ước vọng

Thùy Liên |

Dọc theo tả ngạn sông Minh Lương (nay là Hiền Lương) xuôi về Cửa Tùng (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có một ngôi làng trù phú ven sông, ấy là làng Tùng Luật.

Suối nước nóng KLu: Điểm du lịch hoang sơ thu hút du khách

PV |

Suối nước nóng KLu thuộc xã Đakrông, huyện Đakrông, cách thành phố Đông Hà 50 km, nằm trên Quốc lộ 9 bên dòng sông Đakrông huyền thoại. Là nơi có sức hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm văn hóa và ẩm thực người đồng bào phía tây Quảng Trị.