Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Hồ Sỹ Phùng |

Huyện Đakrông (Quảng Trị) có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm trên 80%, chủ yếu dân tộc Vân Kiều, Pa Kô...

Mỗi dân tộc nơi đây đều có những nét văn hóa truyền thống, phong tục tập quán riêng, tạo nên bản sắc độc đáo. Vì vậy, việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa đồng bào DTTS trên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng. Đồng thời, tạo động lực để phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tỉnh về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Huyện ủy Đakrông đã ban hành các nghị quyết về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa; đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện và đổi mới nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa huyện... để đưa công tác bảo tồn và phát triển văn hóa trở thành nhiệm vụ của các ngành, các cấp từ huyện đến cơ sở. Nhờ vậy, đã có nhiều chuyển biến trong nhận thức và hành động, đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn huyện ngày một bền vững.

Lễ hội văn hóa-du lịch các dân tộc huyện Đakrông lần thứ II - Ảnh: H.S.P
Lễ hội văn hóa-du lịch các dân tộc huyện Đakrông lần thứ II - Ảnh: H.S.P

Đến nay, toàn huyện có 32 di tích lịch sử cách mạng, trên 10 hang động lớn, nhỏ, trong đó, có 1 di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc biệt, 2 di tích xếp hạng quốc gia và 29 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Huyện còn chú trọng lưu giữ, bảo tồn phong tục, tập quán ở địa phương, nhất là phong tục, tập quán của người Vân Kiều, Pa Kô trong hoạt động tổ chức lễ cưới, việc tang mà vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS và vẫn đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh.

Quan tâm bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết Bru - Vân Kiều thông qua việc phát hiện, bồi dưỡng, sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa, văn học nghệ thuật là người DTTS; bảo tồn văn hóa vật thể thông qua thống kê, khảo sát và lưu giữ các vật dụng sản xuất, vật dụng sinh hoạt đời thường của đồng bào DTTS. Qua các cuộc tổ chức điều tra khảo sát, hiện nay toàn huyện còn khoảng 500 chiếc cồng chiêng đang lưu giữ tại các hộ gia đình, 18 loại nhạc cụ. Có nhiều loại nhạc cụ sinh hoạt, dụng cụ lao động sản xuất độc đáo được người dân lưu giữ tại gia đình và sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Cùng với đó, huyện đã đầu tư, phục dựng lại nghề truyền thống và ẩm thực đặc sắc của địa phương, đã hình thành và giới thiệu các sản phẩm như: Dệt thổ cẩm, đan lát mây tre, chổi đót, rượu cần, rượu đoác, rượu men lá Ba Nang, cơm lam, cơm nếp cẩm, cháo ốc đá, cháo đoác, thịt dê, cá mát, gà bản… Đây là những nguồn thực phẩm sạch được bảo tồn, khai thác, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho Nhân dân. Việc bảo tồn văn hóa thông qua xây dựng con người, môi trường sống, môi trường làm việc... Hằng năm, có 90% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa; hệ thống nhà văn hóa thôn, bản được huyện quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng đạt chuẩn, tính đến cuối năm 2020 có 4/12 xã có nhà văn hóa và sân thể thao; 64/73 thôn của 12 xã có nhà sinh hoạt cộng đồng…

Huyện Đakrông đã tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động văn hóa; tổ chức tập huấn, đào tạo nghệ nhân về nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng… Đến nay, huyện đã đầu tư xây dựng 1 nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều - Pa Kô; thu thập, sưu tầm 196 hiện vật là công cụ sản xuất, vật dụng sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của người DTTS trên địa bàn huyện trưng bày tại nhà văn hóa truyền thống ở trung tâm huyện. Ngoài ra, huyện còn xây dựng 1 nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Kô tại xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà bản cổ truyền thống của đồng bào Bru - Vân Kiều ở xã Đakrông; xây dựng mới 3 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản, 3 nhà văn hóa xã theo tiêu chuẩn nông thôn mới…; từng bước khôi phục, bảo tồn các hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như dân ca hát oát, xa nớt của người Vân Kiều, hát ca lơi cha chấp của người Pa Kô, đánh cồng chiêng…

Hiện huyện có trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc và 11 lễ hội truyền thống đã được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển; xây dựng và phát triển các đội cồng chiêng, đội văn nghệ dân gian của người Bru - Vân Kiều; thành lập 14 đội văn nghệ quần chúng ở cơ sở thường xuyên tổ chức các lễ hội, hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng trong và ngoài tỉnh để phổ biến và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc như: Lễ hội A riêu ping gắn với liên hoan cồng chiêng và hội thi thể thao truyền thống ở xã Tà Rụt; lễ hội Ada kết hợp với khánh thành nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Kô; liên hoan văn nghệ Đại hội các DTTS huyện Đakrông; lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch các dân tộc huyện Đakrông lần thứ II…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, phát triển văn hóa dân tộc gắn với việc khai thác tiềm năng về du lịch trên địa bàn huyện, thời gian tới, huyện tập trung các giải pháp cụ thể trong từng giai đoạn. Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về bảo tồn, phát triển giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; huy động nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước, xã hội hóa; khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí mua sắm, phục chế các loại hình văn hóa vật thể, trang phục dân tộc, mở các lớp tập huấn khôi phục các loại hình văn hóa phi vật thể đang có nguy cơ mai một cho di sản văn hóa thực sự trở thành động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội, đặc biệt đối với việc xây dựng nông thôn mới.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Từng bước nâng tầm giá trị nông sản Quảng Trị qua nền tảng thương mại số

Đan Tâm |

Với 53 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đến năm 2020, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao và 46 sản phẩm 3 sao, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh Quảng Trị sau 3 năm triển khai đã đạt được kết quả nổi bật.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến – Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại

PV |

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân.

Bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Diên Sanh” nhằm nâng cao giá trị và chất lượng hạt gạo

Thục Quyên |

Từ năm 2020, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xây dựng Dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Diên Sanh” theo hướng sản xuất hữu cơ. Dự án này nhằm gắn sản xuất gạo sạch với xây dựng thương hiệu để nâng cao giá trị kinh tế cho người dân. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích mang lại từ dự án, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trao đổi với bà THÁI THỊ NGA, Chủ nhiệm Dự án Quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gạo Diên Sanh”.

Cần định danh Quảng Trị trong chuỗi giá trị khu vực và quốc gia

Quang Đăng |

Ngày 8/12, Thường trực Tỉnh ủy làm việc trực tuyến với các chuyên gia, nhà khoa học của Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) về dự án Quy hoạch tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tham dự làm việc.