Nguyễn Du - Thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại

PV |

Ngày 16/9/2020 là kỷ niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du - thi hào Việt Nam đầu tiên đi vào lịch sử văn hóa nhân loại (16/9/1820-16/9/2020).

 

Nguyễn Du là nhà thơ thiên tài của dân tộc Việt Nam với tầm vóc và vị thế khó ai sánh nổi. Tên tuổi và sự nghiệp của ông, đặc biệt là tác phẩm "Truyện Kiều" - đỉnh cao của nền văn học cổ điển nước nhà, đã góp phần đưa văn học Việt Nam vượt ra khỏi ranh giới quốc gia, trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại. 

Ông là Danh nhân văn hóa thế giới được cả thế giới biết đến và công nhận.

(Nguồn: TTXVN)

TAGS

Tháng 9 về làng An Thái

Xuân Dũng |

Đầu tháng 9 chúng tôi có dịp về lại một làng quê hiền hòa, nương mình ven sông Hiếu, tạo nên một một dấu ấn hương thôn lâu đời trên đất đai Cam Lộ.

Đồng vọng một khúc sông xưa

Trần Thanh Hải |

Tôi rất ấn tượng với dòng trạng thái trên tường facebook của lão nhà văn Tống Phước Trị, viết về một thủy trình kỳ lạ với điểm khởi phát từ đập Bàu Nhum trên đất Lệ Thủy - Quảng Bình, đi qua các làng quê của Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Phong Điền, Phú Vang, chơi vơi trên phá Tam Giang rồi ngược dòng Hương và kết thúc cuộc du hí ấy trên đất cố đô xưa, với kinh kỳ rêu phong trầm mặc. Một hành trình dùng dằng trên những con sông vừa quen, vừa lạ, đi qua trăm nẻo làng mạc xóm thôn, thăm thẳm những cánh đồng, vuông tôm, dập dềnh trôi qua những rừng bần, đầm lầy đầy lác và cói, lả lướt với những cánh chim trời trắng xóa buổi hoàng hôn… Một con thuyền nan mỏng manh, một gã lữ hành ngơ ngác, một dòng nước lúc vơi lúc đầy; cứ vậy lững lờ trôi, đi hết một thủy trình êm ái, ngược xuôi, quanh co, dích dắc… Chỉ tưởng tượng thôi cũng đã thấy mê ly, ảo diệu lắm rồi.

Lễ cúng mùa lên rẫy của người Pa Cô

Lê Văn Hà |

Trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng, người Pa Cô quan niệm có một thế giới hư vô gồm thần linh và ma quỷ cùng tồn tại với  thế giới thực tại, để che chở, mang điều tốt lành, hoặc sẽ trừng phạt, gieo mọi hiểm họa đến cho bản làng. Vì thế, việc sùng bái, cúng tế, thờ phụng các thần linh trong thiên nhiên xung quanh họ là những lễ nghi luôn gắn bó mật thiết trong đời sống của người Pa Cô.

Ba Lòng, miền thơm thảo ngọt lành

Cẩm Nhung |

Tôi vẫn nghĩ rằng Ba Lòng là một ân tứ của thiên nhiên đền bồi cho xứ sở đồi núi vừa hiểm trở lại khó nghèo Đakrông - vùng đất phía tây nam Quảng Trị. Đã nhiều lần Kim Oanh, cô bạn thân của tôi mời mọc: “Mày hãy đến thăm quê tao. Quê hương tao là một thung lũng xanh mỡ màu, thơ mộng và bình yên lắm”. Ba Lòng miền non xanh nước biếc, và không chỉ có thế, Ba Lòng sớm vươn dậy là đất anh hùng, chuyện ấy mọi người nói đã nhiều, đâu phải bạn tôi tự nhiên tự hào về quê hương của nó.

Già làng Côn Hương: “Tôi chọn 100”

Lê Minh Hà |

Không ngạc nhiên lắm với việc người đồng bào dân tộc Pa Cô ở xã Tà Rụt (huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị) hiến đất để làm các công trình công cộng, phục vụ cộng đồng và đời sống dân sinh vì công việc này đối với xã Tà Rụt nó đã mang tính phổ biến. Nhưng chúng tôi ngạc nhiên bởi câu nói của già làng Côn Hương, khi ông hiến hàng nghìn mét đất để xây dựng nhà cộng đồng thôn bản và làm đường dân sinh không một chút đắn đo suy nghĩ: “Hiến đất làm công trình cho cộng đồng là chọn số trăm, thay vì chọn cho riêng mình…”