Nguyễn Hoàn: Ký giả và văn nhân

Phạm Xuân Dũng |

Nhà báo Nguyễn Hoàn vốn là một sinh viên văn khoa học hành cần mẫn, giỏi giang được giữ lại trường làm giảng viên đại học. Nếu anh không muốn xê dịch chắc chúng ta sẽ có thêm một nhà khoa học đầy đủ học hàm, học vị, nghiên cứu phê bình văn chương đúng nghĩa. Nhưng nghề báo và quê hương đã vẫy gọi anh về làm ký giả.

 

Nguyễn Hoàn thực sự là một nhà báo đa năng ngày càng ít đi trong làng báo. Anh có thể viết những phóng sự điều tra sắc sảo, những bài bình luận có chất lượng, những phản biện được dư luận chú ý. Nhưng mặt khác anh còn là cây bút phê bình tiểu luận vững vàng, với sở học căn bản, cách viết linh hoạt, có những phát hiện bất ngờ, thú vị của một người "nhiều chữ", có những khái quát đủ độ thuyết phục người đọc. Hàm lượng thông tin, tri thức và chất xám vẫn thường có mặt trong những tác phẩm của anh. Một số bài viết tiêu biểu của anh như: "Mẹ Gio Linh-mẹ Việt Nam", "Festival Huế 2002- từ một góc nhìn", "Hoàng Phủ Ngọc Tường: về nguồn xưa gối tay nằm bệnh", "Bắt gặp những ý niệm nghệ thuật của họa sĩ Lê Bá Đảng", "Hàn Mặc Tử trong ký ức người em họ", " Cố đô Hoa Lư và bài học giữ bước"...

 
Tập bút kí - Phóng sự: Mai sau dù có bao giờ

Trong bút ký "Mẹ Gio Linh-mẹ Việt Nam" người đọc khoái cảm, hứng thú và đồng tình với giọng văn hào sảng và thi vị: "Xuân làng Mai đã trổ màu", câu thơ của nhóm Bích Khê Hoàng gia thi phái (nhóm thơ họ Hoàng làng Bích Khê, Triệu Long, Triệu Phong, Quảng Trị) gửi báo "Xuân làng Mai", tờ báo viết tay của người làng Mai ra đời thời tiền khởi nghĩa quả đã ứng vận với hôm nay. Đình Mai Xá Chánh đang được trùng tu lại và đề nghị công nhận di tích lịch sử của tỉnh. Cả đến con rùa trong đình này cũng có một số phận hy hữu lạ thường. Năm 1968, lính Mỹ đưa xe về húc tan đình làng và lấy đi con rùa trong đình, con rùa quý, trên thân mạ sắc vàng có hai con hạc đứng. Năm 1995, chính người lính Mỹ lấy rùa đình làng sang trả lại cho làng. Người Mỹ cũng đã biết lỗi trước văn hóa làng Mai vậy. Người làng Mai không những đánh giặc dũng khí có thừa mà còn chuộng tài hoa văn chương, học vấn hết mực. Một sớm anh Tùng dẫn tôi băng vào một vùng cây cối nguyên sinh rậm rạp, đó là lòi Mai Xá Chánh, nơi người làng Mai đã dựng nên Văn Thánh vào năm 1910 nhằm tôn vinh những người học hành đỗ đạt. Ngày trước cạnh Văn Thánh có một cây trầm nguyên sinh to lớn, mình chảy nhựa đầy. Làng làm lễ "khuyến học" tại Văn Thánh trong hương nhựa trầm xông ngào ngạt. Anh Tùng và tôi bâng khuâng bước trên nền Văn Thánh, lần tìm những viên gạc cũ, bóc gỡ lớp rêu phong của thời gian vẫn thấy hiện nguyên màu sắc nâu hồng được nung đúc từ bầu máu nóng của ông cha. Năm 1980, nhà khảo cổ học Trần Quốc Vượng đã đến đây để khảo sát, cho đào hố khai quật. Ông đề nghị cho rào lại khu vực Văn Thánh để bảo vệ trong khi chưa phục chế. Thời chiến dùng võ công. Thái bình dùng văn trị. Hương mai, hương trầm làng Mai thêm ngát lừng".

 
Tập bút kí - Phóng sự: "Một cõi vĩnh hằng" (Hội VHNT tỉnh Quảng Trị 2002) 

Nguyễn Hoàn giành được nhiều giải thưởng báo chí, văn học nghệ thuật của tỉnh và trung ương. Ngoài sự góp mặt trong nhiều tập phóng sự- bút ký, anh còn in riêng hai tập sách phóng sự- bút ký: "Một cõi vĩnh hằng" (Hội VHNT tỉnh Quảng Trị 2002) và "Mai sau dù có bao giờ" (NXB Thuận Hóa 2007).

Nếu không bận rộn với công việc quản lý văn học nghệ thuật và truyền thông, chắc có lẽ Nguyễn Hoàn sẽ có thêm nhiều bài viết thú vị.

TAGS

Nhà cách mạng Hồ Xuân Lưu: Một con người, hai tên đường

Phạm Xuân Dũng |

Đây là sự lạ, trường hợp đặc biệt hi hữu của một nhà cách mạng Việt Nam. Nhân bài viết này, chúng tôi cũng muốn chuyển tải một số thông tin với nhiều người vẫn còn mới mẻ. Đó là những câu chuyện liên quan đến chiến sĩ cộng sản Hồ Xuân Lưu (Trần Quốc Thảo) quê Quảng Trị.

Biên viễn miền Tây

Phạm Xuân Dũng |

Bên cạnh Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, ở Quảng Trị có thêm cửa khẩu quốc tế thứ hai là La Lay, một vùng biên viễn phên dậu trọng yếu miền tây của Tổ quốc vẫn đêm ngày bình yên giữa đại ngàn. La Lay là một thôn bản đồng bào dân tộc Pa Kô thuộc xã A Ngo, huyện Đakrông (Quảng Trị), cách Đông Hà khoảng 120 cây số. Tên cửa khẩu quốc tế cũng lấy từ tên bản.

Nhà văn Xuân Đức - Người đi xa khuất, bóng hình còn đây…

Đào Tâm Thanh |

Đối với miền đất Quảng Trị, trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến hôm nay, nhà văn Xuân Đức là một nhân vật rất đặc biệt. Với tư cách là một người lính, ông thuộc thế hệ “tài hoa ra trận”, bám trụ kiên cường trên quê hương mình để đánh giặc, giữ đất, giữ làng. Từ cuộc sống, chiến đấu sôi động và thấm đẫm chất anh hùng ca, ông trở thành nhà văn, nhà viết kịch, nhà biên kịch lừng danh của đất nước. Và chất tài hoa này càng mặn mà hơn, thăng hoa hơn trong suốt những năm ông đảm trách cương vị người đứng đầu ngành văn hóa - thông tin tỉnh Quảng Trị. Ngay cả khi về hưu, chọn một góc nhỏ nơi miền chân sóng quê nhà để thư thái sớm hôm trồng rau hoa, nhớ lại, suy nghĩ và sáng tạo, chất tài hoa vẫn vận vào ông để tiếp tục sinh thành những tác phẩm ngày càng đi vào độ chín hơn, đẳng cấp hơn…

Đặc ân của biển

Trần Thanh |

Không giống vùng cửa lạch phải bỏ ra tiền tỉ để sắm tàu to, máy lớn, ngư dân vùng biển bãi ngang chỉ với dụng cụ thô sơ cũng có thể đánh bắt được những loại hải sản tuy dân dã nhưng lại rất ngon. Và, mặc dù không thu lại lợi nhuận cao nhưng ngư dân bãi ngang được biển cả ưu đãi quanh năm bởi “mùa nào thức ấy”.