Phóng sự ảnh: Mùa lúa rẫy

Phan Tân Lâm |

Gieo trồng cây lúa rẫy là phương thức sản xuất truyền thống từ lâu đời của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở khu vực miền núi Quảng Trị. 

Hằng năm, bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 (âm lịch), người dân đốt rẫy để chuẩn bị trỉa lúa. Đây cũng là khoảng thời gian rất ít mưa, thậm chí nhiều nơi nắng hạn kéo dài, nguồn nước sinh hoạt trở nên khó khăn. Từ khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 (AL), người dân bắt đầu trỉa lúa, hạt lúa- hạt ngọc nhà trời được “gửi tạm vào đất” đợi đến lúc trời có mưa thì nảy mầm.

Đồng bào Pa Kô ở xã A Bung giúp nhau trỉa lúa​
Đồng bào Pa Kô ở xã A Bung giúp nhau trỉa lúa​

Khi cây lúa được khoảng 2 tháng tuổi, người dân chăm sóc cho cây lúa bằng cách loại bỏ bớt cỏ dại mà không cần bón phân hay sử dụng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào, chỉ cần mưa thuận gió hòa là cây lúa sẽ xanh tốt. Nếu gieo trỉa sớm, cây lúa rẫy sẽ bắt đầu chín vào khoảng cuối tháng 9 (AL). Ngày nay, về cơ bản đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đã chuyển sang gieo trồng cây lúa nước một năm 2 vụ, song với những khu vực thiếu nước, độ dốc lớn thì đồng bào vẫn duy trì phương thức canh tác cây lúa rẫy.  

 Dù thời tiết nắng hạn hay mưa lũ, dù vẫn còn không ít khó khăn, nhưng cuộc sống người Vân Kiều, Pa Kô vẫn an nhiên và tràn đầy sức sống như cây địa lan trúc trên những dãy núi cao bốn mùa vẫn nở hoa làm đẹp cho đời.

Trời nắng hạn, những đứa trẻ ở A Xing phải ra suối để lấy nước và tắm giặt, những đứa trẻ khác ở xã Húc thì ở nhà chăm sóc em trong lúc mẹ đi làm rẫy​
Trời nắng hạn, những đứa trẻ ở A Xing phải ra suối để lấy nước và tắm giặt, những đứa trẻ khác ở xã Húc thì ở nhà chăm sóc em trong lúc mẹ đi làm rẫy​
Mặc dù phải đi rẫy xa, nhưng cuối ngày người phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô vẫn không quên chăm sóc đàn gia cầm và gia súc của mình
Mặc dù phải đi rẫy xa, nhưng cuối ngày người phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô vẫn không quên chăm sóc đàn gia cầm và gia súc của mình
Khi cây lúa rẫy phủ xanh những quả đồi thì cũng là lúc người dân bắt đầu thăm rẫy và chăm sóc lúa​
Khi cây lúa rẫy phủ xanh những quả đồi thì cũng là lúc người dân bắt đầu thăm rẫy và chăm sóc lúa​
Đôi vợ chồng trẻ người Vân Kiều ở bản Sê Pu, xã Hướng Lập, Hướng Hóa tuốt lúa rẫy​
Đôi vợ chồng trẻ người Vân Kiều ở bản Sê Pu, xã Hướng Lập, Hướng Hóa, Quảng Trị tuốt lúa rẫy​

TAGS

“Thần dược” của sản phụ Vân Kiều, Pa Cô

Lê Minh Hà |

Từ ngàn đời nay, đồng bào Vân Kiều, Pa Cô giữa đại ngàn Trường Sơn đã biết dùng nhiều loại dược liệu thiên nhiên để trị bệnh cho mình và cộng đồng xung quanh. Trong các phương thuốc nổi tiếng của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị): trị rắn độc cắn, đau dạ dày, bong gân, xương khớp... thì phương thuốc phổ biến đối với phụ nữ sau khi sinh mà người miền xuôi thường gọi là “thần dược” được lan truyền khắp nơi. Từ thời tổ tiên cho đến ngay nay vẫn được lưu truyền và nó đã trở thành bài thuốc gia truyền độc đáo cho phụ nữ sau khi sinh ở vùng bản.

Xem người Pa Kô bắt cá dùng loại bẫy có từ trăm năm trước

Đức Nghĩa |

Người Pa Kô ở phía tây tỉnh Quảng Trị chế tạo bẫy pờ-ran (hay còn gọi là nhà dụ cá) để bắt cá tôm cải thiện bữa ăn gia đình từ khi chưa có sự hiện diện của lưới, chài.

Những hình ảnh đặc biệt về Sài Gòn tháng 5 năm 1975

PV |

Màu cờ đỏ và màu áo xanh của các chiến sĩ Giải phóng tạo nên nét đặc trưng của các đường phố Sài Gòn tháng 5 năm 1975.

Khát vọng thống nhất của người dân Hiền Lương

Trần Tú |

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nơi phân chia giới tuyến tạm thời 2 miền Nam - Bắc. Sống ở vùng trọng điểm đánh phá của Mỹ - ngụy, nhân dân Hiền Lương vẫn kiên cường bám trụ, giữ cho ngọn cờ nơi Vĩ tuyến 17 vẫn luôn bay cao trong gió với khát vọng Nam Bắc một nhà, đất nước thống nhất. Với những người dân bám đất giữ làng, giữ ngọn cờ Hiền Lương, ký ức về những năm tháng gian khổ ấy luôn đầy ắp khát vọng thống nhất, hòa bình.