Mùa vàng đoọc khun

Lê Như Tâm |

Chúng tôi đến đất nước bạn Lào vào thời điểm nóng nhất trong năm. Nắng hạn khiến những cánh đồng khô cháy, những nhà sàn chỏng chơ, mọi người đi lại có cảm giác mệt nhọc. Đàn trâu, đàn bò nằm dưới những ngôi nhà sàn thở dốc, dọc đường vài con dê đang gặm những gì còn sót lại trên cánh đồng chỉ toàn là toóc khô, cỏ cháy. 

Nắng hạn cháy sém bạt ngàn cây rừng mà đoàn chúng tôi đi qua, nhưng xa xa tôi vẫn phát hiện một loài cây cành lá xanh tươi, hoa vàng rực chảy dài óng mượt, hoa vàng kết nối như những chuỗi hạt phủ đầy lên toàn thân cây tạo nên một vùng rực sáng sắc vàng, người Lào gọi đây là đoọc khun.

 

Mặc cho cơn nóng nực phả lên tất cả không gian, cây cối khô quéo, hoa đoọc khun vẫn tươi tốt đầy sức sống, nở cho đời những chuỗi hoa rực rỡ, ai nhìn thấy mà không khỏi tấm tắc: đẹp, đẹp thật. Đoọc khun nở ở bìa rừng, trên những cánh đồng hạn hán, mọc xen kẽ ven những con đường. Ở đâu, loại hoa này cũng khoe sắc rực rỡ, sang trọng và quyến rũ. Những người bạn Lào gọi đoọc khun là loài hoa mang lại may mắn, nhiều phước lộc, giàu sang của cải, đặc biệt nó nở vào những ngày nóng nhất trong năm, mang lại cho mọi người niềm vui, sự tươi mát hiếm có loài hoa nào sánh được. Đoọc khun chỉ nở tháng tư dương lịch, tháng có Tết cổ truyền Bun Pimày (Tết năm mới). Trong những ngày Tết, người Lào đem hoa đoọc khun kết thành những dây xuyến dài đeo quanh mình rất đẹp, từ sáng sớm người dân tranh thủ đi hái hoa tìm sự may mắn, họ gắn hoa khắp nơi trên xe máy, trên ôtô, trước cửa nhà, trong chậu nước thơm tắm Phật và cả những nơi tổ chức lễ hội...

 

  Khi chúc nhau ngày Tết người Lào thường cho kèm cả những bông hoa đoọc khun hòa lẫn chậu nước để vẩy trên người thân, du khách. Mọi người đều được chúc phúc, trẻ thì chúc thành đạt, người già thì chúc sống lâu với con cháu, vì vậy người Lào rất yêu hoa đoọc khun. Cùng với hoa Chăm Pa biểu tượng của đất nước Lào và được dùng trong việc tắm nước cho Phật, đoọc khun được dùng để tô điểm cho chậu nước thơm thêm màu vàng óng, nhiều tài lộc và may mắn. Người Lào quan niệm Phật là đấng thiêng liêng cao quý nên phải dùng nước thơm, có màu vàng đặc trưng. Những chậu nước thơm này được bày bán trước các cổng chùa để khách thập phương, kể cả khách du lịch làm lễ tắm Phật, chúc phúc cho mọi người.

  

Trên suốt hành trình mà đoàn chúng tôi đi qua, đâu đâu tôi cũng nhìn thấy màu vàng đặc trưng trong những kiến trúc của nước Lào, tạo nên một nét đẹp văn hóa không lẫn vào đâu được. Hoa đoọc khun tô điểm thêm cho mảnh đất này an lành và thân thiện và cả sự trìu mến, quyến luyến, không nỡ xa cách của khách thập phương.

  

Đến cuối tháng tư, hoa bắt đầu tàn lụi theo quy luật của tự nhiên, nhưng với khoảnh khắc khoe sắc ngắn ngủi của mình, loài hoa này đã tạo nên một mùa vàng, sự may mắn, hạnh phúc cho mọi người. Ấy mới thật hữu ích, trân quý.

 

TAGS

Vị quê

Thu Hạ |

Nhờ thời còn là sinh viên, hành trang trở lại trường sau mỗi dịp về nhà ăn tết không bao giờ thiếu được là những củ ném. Củ ném, có nơi còn gọi là hạt nén, hành tăm là loại gia vị phổ biến ở miền Trung, trong đó có Quảng Trị.

Những đôi chân trên nền đất trầm tích

Yên Mã Sơn |

Trên cái nền đất mát rượi ấy có những đôi chân ngón xòe như nải chuối của người nhà nông đích thị con cháu bàn chân Giao Chỉ. Bàn chân ấy đi trên bãi cát ven sông Hồng rồi vào đến miền Trung, vô trong Nam rồi vượt đại dương đi ra năm châu.

Về làng

Yên Mã Sơn |

 

Về làng là cách nói của người dân vùng kinh tế mới quê tôi. Làng dưới đồng bằng, mỗi năm về đó vài lần vào lúc tết nhất, giỗ chạp.

Nhấp nhô đường quê

Yên Mã Sơn |

Bòn là tên thằng bạn của tôi từ thời chăn trâu cắt cỏ. Nó bằng tuổi tôi mà người nhỏ thó. Cái chân bị tật bẩm sinh nên đi lại rất khó khăn.