Về làng

Yên Mã Sơn |

 

Về làng là cách nói của người dân vùng kinh tế mới quê tôi. Làng dưới đồng bằng, mỗi năm về đó vài lần vào lúc tết nhất, giỗ chạp.

Những đứa trẻ thế hệ thứ hai của vùng đất mới thường mường tượng hình ảnh làng cũ nguồn cội với đồng lúa, dòng sông, con đò… Hồi tôi còn bé, cứ mỗi mùa xuân được ba mạ dắt về làng là cứ háo hức. Đêm trước nằm trằn trọc mãi trông cho trời mau sáng.

 
Ảnh: Yên Mã Sơn 

Làng nằm giữa cù lao, được bao bọc bởi hai con sông đẹp như tranh. Mấy lần về đều đúng lúc đang gieo vụ mới, mạ lên non theo gió dập dờn. Dăm con đò neo bến trong cái tiết xuân mờ ảo, trông giống như tranh thủy mặc.

Làng hồi ấy còn nghèo và bây giờ vẫn nghèo. Cái nghèo như một đặc sản của làng tôi. Quanh năm chỉ với lúa, con trâu, bầy lợn thì cuộc sống chỉ tạm ổn chứ chẳng thoát ra được để làm giàu. Tôi nhớ những phiên chợ sáng, rét căm căm mà vẫn đông người họp. Hàng hóa cây nhà lá vườn. Rau quả, củ, gà qué… trong làng đưa ra tạo nên một bộ mặt chợ chân quê thật tội nghiệp nghèo nàn. Nhưng phía sau vài bó rau, rổ khoai, mớ cá đồng cá sông mà chứa bao chuyện mồ hôi vất vả của những người cần lao. Cuộc sống cứ bấp bênh giữa đôi bờ thiếu - đủ. Đôi lúc tưởng nó đã tiệm cận cái đói hoặc sự giàu có, nhưng cũng chẳng bao giờ chạm đến. Những thế hệ con cháu liên tiếp ra đời, đất trong làng hẹp dần thì lấn ra đồng để ở. Trên cái cù lao nhỏ xíu ngày một đông đúc dân cư hơn, tuy nhiên nếp sống bình dị, đơn sơ dường như không thay đổi. Ai mà chẳng muốn giàu, nhưng giàu lên thì nhiều thứ muốn giữ sẽ không còn. Những người già của làng sắp gần đất xa trời luôn mong con cháu thoát nghèo, vậy mà khi nghe cù lao làng sẽ thành một điểm du lịch, khu vui chơi thì họ lại lo ngại. Sự giằng xé giữa những giá trị truyền thống và mơ ước đổi đời khiến họ thêm mệt mỏi.

 
 
 Ảnh: Yên Mã Sơn

Tôi nhớ ba tôi mỗi lần về quê thường lấy thuyền của ông nội ra sông bủa lưới. Xa quê, bỏ nghề đã nhiều năm mà tay chèo vẫn dẻo dai, uyển chuyển như ngày nào. Còn mạ tôi thì xắn quần lội ruộng cắt rau muống. Họ muốn tìm lại cảm giác của ngày xưa, ngay chính trên quê hương mình mà không một tour du lịch trải nghiệm nào có được. Đứa em họ dẫn tôi đi thắp hương mộ ông bà tổ tiên. Nó giới thiệu cho nghe ông này gọi bằng gì, bà kia bằng gì, công trạng làm sao...

Với tôi, làng như một nơi cất giấu bao kỷ niệm, sự bình yên và cả sự vĩnh hằng.

TAGS

Dối trá, đang ở đẳng cấp nào?

Nguyễn Hữu Quý |

Buồn thật, trong cuộc chiến đấu với "con yêu tinh" COVID-19 bên cạnh nhiều việc tốt làm ấm áp lòng người có những sự dối trá không thể chấp nhận được.

Ý thức chống dịch là yêu nước

Điếu Ngao |

Việt Nam có chiến lược quân sự được gọi là chiến tranh nhân dân. Tức là khi có giặc, mọi người dân sẽ trở thành người chống giặc dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh. Điều đó thể hiện trong câu nói: Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, phái liễu yếu đào tơ cũng cuốn vào cuộc chiến một mất một còn: vệ quốc.

Đánh tráo người để trốn cách ly là tội ác với cộng đồng

Linh Anh |

Một bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 khai báo thiếu trung thực khi từ vùng dịch trở về Việt Nam đã để lại bao nhiêu hệ luỵ. 

Cô đã học được rất nhiều từ các em

Dương Thu Trang |

Học trò có đứa nửa đêm còn nhắn tin: "Cô ơi, em đang kẹt ở cửa khẩu nè, không biết mấy ngày nữa mới được về với vợ con. Nghề lái xe vất vả quá cô ơi!." Cô nhẹ nhàng động viên: "Hãy cố lên, cái giá của hạnh phúc luôn phải đánh đổi bằng những khó khăn và thử thách, cô tin là em sẽ vượt qua".