Ăn uống trước và sau khi tiêm vaccine COVID-19

Minh An |

Tất cả các loại vaccine phòng COVID-19 đều đã được thử nghiệm trên những người có chế độ ăn uống bình thường. Tuy nhiên, một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho nhu cầu của cơ thể, kể cả trước và sau khi tiêm vaccine.

Không tiêm vaccine khi bụng đói

Trong quá trình hoàn thành tiêm chủng, thời gian chờ đợi trước tiêm có thể mất vài chục phút đến một giờ, và sau tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi bất kỳ phản ứng dị ứng tiềm ẩn nào. Các thức ăn dễ tiêu, bao gồm carbohydrate chưa tinh chế, chất béo lành mạnh và protein trước tiêm là rất cần thiết giúp bạn duy trì năng lượng trong chờ đợi, nhất là nếu bạn có cơ địa dễ hạ đường huyết.

5 nhóm thực phẩm nên có trong thực đơn trước và sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19, gồm:

Rau có lá màu xanh đậm: Những loại rau có màu xanh đậm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp kháng viêm hiệu quả. Một số loại rau được khuyến nghị nên dùng như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…

Ăn uống trước và sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh minh hoạ
Ăn uống trước và sau tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh minh hoạ

Canh hầm hoặc súp: Đường ruột đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể, trong đó đã bao gồm duy trì phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, một trong những lưu ý quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh là nuôi dưỡng đường ruột khỏe mạnh. Canh hoặc súp được phối hợp từ các loại rau củ giàu chất xơ và các gia vị kháng viêm là nhóm thực phẩm đặc biệt có lợi cho đường ruột.

Hành, tỏi: Hành tỏi là nhóm thực phẩm có công dụng tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường ruột, tăng khả năng miễn dịch. 

Nghệ: Nghệ là gia vị chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe gồm: các curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ, nghệ có tính kháng viêm mạnh mẽ, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần. 

Việt quất: Việt quất là loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, cùng với các vitamin như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp tăng cường nồng độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh, liên quan nhiều quá trình sinh học của cơ thể.

Giữ đủ nước cho cơ thể

Nước giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe con người. Thường xuyên uống nhiều nước giúp máu lưu thông tốt, cung cấp đầy đủ oxy đến các tế bào giúp hệ miễn dịch làm việc tốt hơn. Nước không chỉ cung cấp nguồn năng lượng cho các tế bào, mà còn giúp các tế bào loại bỏ độc tố và các nguyên nhân gây bệnh một cách tự nhiên.

Không uống bia rượu

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ (4), cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống rượu làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19. Cũng không có bằng chứng cho thấy vaccine COVID-19 không an toàn đối với những người sử dụng rượu bia.

Tuy nhiên, CDC và các chuyên gia đặc biệt cảnh báo, người dân nên tránh uống rượu trước và sau khi chủng ngừa vì rượu có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước. Tốt nhất, nên kiêng uống rượu trong vòng 1 ngày hoặc lâu hơn sau khi chủng ngừa. Rượu còn làm suy yếu khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn trong công tác phân biệt phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine.

Ngoài ra, rượu bia được chứng minh là chất làm căng thẳng hệ miễn dịch. Cụ thể, rượu có thể giúp người uống ngủ nhanh hơn nhưng lại gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng và thời lượng giấc ngủ tổng thể, tác nhân gây rối loạn chức năng miễn dịch tối ưu.

Tăng cường các thực phẩm chống viêm

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, bạn cần hỗ trợ hệ thống miễn dịch của mình. Nên tăng cường các loại thực phẩm chống viêm, tránh thực phẩm tinh chế nhiều.

Tốt nhất nên tập trung vào chất béo lành mạnh và thực phẩm ít chế biến. Nnhững thực phẩm có tác dụng chống viêm là: Cà chua; dầu ô liu; Rau lá xanh: rau bina, cải xoăn, rau cải, bắp cải và các loại rau lá xanh khác; Các loại hạt: hạnh nhân, quả óc chó và nhiều loại hạt khác; Cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi; Trái cây, đặc biệt là dâu tây, quả việt quất, anh đào và cam.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

20 bệnh nền có nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19

PV |

Ngày 21/8/2021, Bộ Y tế có Quyết định 4038/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà.

8 bộ phận cơ thể tuyệt đối không nên chạm tay vào

Ngọc Anh |

Bàn tay chứa rất nhiều vi khuẩn, có thể lây lan đến những bộ phận khác của cơ thể, thậm chí truyền chúng sang người khác. Dưới đây là những thói quen đang gây hại cho sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

5 loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe gan trong mùa dịch COVID-19

CTV Lương Trâm |

Được biết, những người mắc bệnh lý nền như bệnh gan có nguy cơ mắc COVID-19 cao và có thể diễn tiến nặng hơn so với những người bình thường. Do đó, bảo vệ sức khỏe gan là điều rất cần thiết đối với tất cả mọi người.

Những lý do cho thấy việc khóc cũng tốt cho sức khỏe

Hạ Mây |

Nhiều người cho rằng khóc là một hành vi đơn thuần về cảm xúc, thể hiện của sự yếu đuối và ủy mị. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng, khóc đi kèm với nhiều lợi ích bất ngờ, cả về mặt tinh thần lẫn thể chất.