Áp lực thi cử, chuyển cấp khiến ngày càng nhiều học sinh bị trầm cảm

Thanh Mai |

Gia đình nên xây dựng cho trẻ một môi trường thi đua, phấn đấu, tương trợ và cùng tiến. Điều này giúp trẻ chống đỡ với stress tốt hơn.

Thời gian qua, số trẻ nhập Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) với các dấu hiệu stress (căng thẳng) và trầm cảm có dấu hiệu gia tăng. Phần lớn các em học sinh bị stress mạn tính, quá trình stress đã âm thầm diễn biến từ khoảng 3 - 5 năm trước và áp lực thi cử chỉ.

Theo các bác sĩ tâm lí, stress thường diễn biến rất âm thầm; khi trẻ có những hành vi tự hủy hoại bản thân (các vết cứa ở cẳng tay hoặc đùi, cắn móng tay, bấm vào đầu ngón tay..), cha mẹ nên quan tâm hơn.

 

Việc tự làm đau bản thân là cách để giải tỏa sự bấn loạn trong cảm xúc bản thân của trẻ. Ngoài ra, trẻ có những hành vi bất thường, trái ngược với tính cách trước kia như trở nên hung hăng, chống đối hoặc tuân thủ quá mức hoặc có dạng stress cơ năng như trẻ bị đau bụng, đau đầu, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa... Những cơn đau này thường xuất hiện khi trẻ chuẩn bị bước vào kì thi hoặc trước sự kiện quan trọng. Khi sự kiện qua đi, các cơn đau này giảm triệu chứng.

Ảnh minh họa.

Một nghiên cứu năm 2019 -2020 tại Bệnh viện Nhi Trung ương với đối tượng là học sinh từ 10-19 tuổi cho thấy 55,6% số trẻ có sang chấn tâm lí (áp lực học tập 20%, áp lực gia đình 20,5%, quan hệ bạn trong trường 8,9%). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra stress và trầm cảm gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 14 và 17, là thời điểm học sinh thi chuyển cấp lên trung học phổ thông và đại học.

Stress mạn tính có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nếu không được xử lí thích hợp. Stress mạn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, dẫn đến một số bệnh về tinh thần và thể chất như trầm cảm, bệnh tim mạch.

Các chuyên gia khuyến cáo, các gia đình cần xác định nguyên nhân, nguồn gốc của stress, giáo dục và nâng cao nhận thức để trẻ vượt qua, thích ứng với stress; loại bỏ các yếu tố gây stress và các yếu tố kích thích; thư giãn thông qua các kĩ thuật như thiền, xoa bóp, tập thở…  Đặc biệt là cần hỗ trợ kiểm soát giấc ngủ cho trẻ. Giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Trẻ từ 6 đến 12 tuổi nên ngủ từ 9 đến 12 tiếng mỗi đêm. Thanh thiếu niên cần 8 đến 10 giờ mỗi đêm. Giấc ngủ là yếu tố cần được ưu tiên để kiểm soát căng thẳng.

Các bậc cha mẹ cần lưu ý stress gây bệnh và thể bệnh phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách. Với những trẻ có nhân cách yếu, lãng mạn, khép kín hoặc thiếu ý chí, nhút nhát, tự ti, mặc cảm, thiếu kìm chế, xung đột thường dễ bị stress hơn trẻ có nhân cách mạnh.

Gia đình nên xây dựng cho trẻ một môi trường thi đua, phấn đấu, tương trợ và cùng tiến. Điều này giúp trẻ chống đỡ với stress tốt hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động ngoài trời là một cách hiệu quả để giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tổng thể.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Tuổi trẻ PC Quảng Trị xung kích, tình nguyện, sáng tạo

Lâm Khanh |

Phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ trong thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, Đoàn Thanh niên Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) chú trọng triển khai các công trình, phần việc thanh niên chung tay xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, đẩy mạnh phong trào thanh niên tình nguyện thiết thực, hiệu quả.

Trao hơn 500 con ngan giống để cải thiện bữa ăn cho trẻ vùng biên

Phan Bảo Phú |

Nhờ sự kết nối của nhóm hoạt động xã hội gồm nhà báo Lâm Chí Công, nhà văn Hoàng Hải Lâm, nhà báo Hưng Thơ, các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đóng góp và trao tặng hơn 500 con ngan giống cho Trường mầm non xã Thanh (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Lớp học về kỹ năng sống đầu tiên cho trẻ em miền núi

Mai Lâm |

Tại thị trấn Krông – Klang (huyện Đakrông, Quảng Trị), Nhà thiếu nhi tỉnh vừa khai giảng lớp kỹ năng sống với chủ đề “Sự tự tin” cho 27 học sinh từ 6 đến 12 tuổi trên địa bàn huyện.

Bình Định thông tin về vụ giáo viên đưa trẻ vào nhà vệ sinh để 'hăm dọa'

Hà My |

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã có báo cáo về nội dung đơn thư phụ huynh phản ánh việc giáo viên đưa con mình vào nhà vệ sinh đánh và hăm dọa khiến cháu sợ hãi, không dám đi học.