Đã đến lúc nên cho F1, F0 nhẹ đi làm

Thanh Mai |

Theo các chuyên gia khó có thể áp dụng đại trà. Đặc biệt như nơi có nhiều người nguy cơ thì không thể áp dụng.

Trao đổi về vấn đề có nên cho F1, F0 nhẹ đi làm, PGS.TS.BS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TPHCM cho răng thời điểm này không còn phải quá lo sợ, lý do là bởi người dân đã được tiêm vaccine nừa COVID-19, hơn nữa dù có nhiễm lần thứ 2 thì tỷ lệ chuyển nặng rất thấp

“Hiện nay, chúng ta có đầy đủ vaccine, thuốc điều trị phân phối từ trạm y tế, bệnh viện, nhà thuốc, các bệnh viện không còn bị quá tải. Chúng ta đã chủ động, vậy quá lo sợ điều gì?

 

Mặt khác, vì lượng F0 hiện nay quá lớn, nếu F0 nghỉ làm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chung, năng suất lao động. Vì vậy, theo tôi việc cho phép F1, F0 đi làm là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực hiện tốt 5K”.

BS Trương Hữu Khanh – Chuyên gia dịch tễ cho rằng: “Hiện nay, có nhiều F0 nhẹ không có triệu chứng nên không biết mình dương tính và vẫn đi làm bình thường. Điều này cho thấy, chỉ cần người mang bệnh đeo khẩu trang và thực hiện chặt 5K tại nơi làm việc thì khả năng lây nhiễm rất thấp, thậm chí là không có”. 

Tuy nhiên, theo bác sĩ Khanh, nếu cho F0 đi làm thì cần lưu ý giao quyền quản lý F0 đi làm cho công ty vì chính họ mới hiểu được hình thức và mô hình làm việc tại công ty cho an toàn. Việc F0 đi làm phải là tự nguyện, có sự thỏa thuận giữa hai bên, không nên bắt buộc. 

ThS.BS Đỗ Cao Vân Anh - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TPHCM) cho biết, đề xuất cho F0, F1 đi làm là phù hợp trong bối cảnh hiện tại. "Khi nhân viên y tế là F0, không có triệu chứng, đủ sức khỏe, chúng tôi vẫn bố trí làm việc trong khu điều trị COVID-19. Nếu như khi đó ai mắc COVID-19 cũng nghỉ việc thì sẽ vô cùng thiếu người, không thể nào chăm sóc được bệnh nhân F0. Công việc vô cùng nhiều. Do đó, chuyện F0 đi làm không phải là xa lạ với ngành y". Nếu người thân bị mắc COVID-19, một số bệnh viện sẽ tạo điều kiện được vào chăm sóc F0.

“Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh, phải phù hợp với từng ngành nghề, từng điều kiện làm việc của F0”, bác sĩ Vân Anh cho biết.

Theo các chuyên gia khó có thể áp dụng đại trà. Đặc biệt như nơi có nhiều người nguy cơ thì không thể áp dụng. Có 2 điều kiện cơ bản để F0 đi làm bình thường là đủ sức khỏe và 5K. Yêu cầu quan trọng là từng cơ quan, công sở, doanh nghiệp phải có hướng dẫn cụ thể cho người lao động áp dụng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Doanh nghiệp nỗ lực duy trì sản xuất khi F0 tăng

Mai Lâm |

Mặc dù doanh nghiệp đều chuẩn bị các phương án ứng phó với COVID-19, tuy nhiên từ đầu năm đến nay số lượng F0 trong công nhân liên tục tăng khiến việc duy trì sản xuất của nhiều công ty, nhà máy gặp khó khăn. Doanh nghiệp vừa thực hiện các biện pháp hạn chế lây nhiễm chéo trong cơ sở sản xuất, xí nghiệp; vừa tìm nguồn lực thay thế nhằm duy trì chuỗi sản xuất, đảm bảo các đơn hàng.

Một F0 bị thủng ruột vì ống thuốc quên bóc vỏ

Thanh Mai |

Bác sĩ Hồ Văn Phước - khoa ngoại tiêu hóa của bệnh viện - đánh giá đây là trường hợp rất nguy hiểm vì ruột thủng, ổ bụng bị nhiễm trùng.

Bộ Y tế: Không có chuyện F0 được ra khỏi nhà

Thanh Mai |

Theo Bộ Y tế, "nơi cách ly" trong hướng dẫn này cần được hiểu là "phòng cách ly" trong nhà.

Những nguyên tắc phòng tránh lây nhiễm nCoV khi sống cùng nhà với F0

Minh Khang |

Để tránh lây nhiễm nCoV khi sống cùng nhà với F0, cần tuân thủ nguyên tắc cách ly, thông gió và sử dụng đồ dùng cá nhân riêng.