Những việc cần làm để giảm nhẹ các triệu chứng khi bị cúm mùa

Thanh Mai |

Việc chăm sóc tại nhà là vô cùng quan trọng, bởi bệnh này có thể gây ra bệnh nặng hoặc tử vong.

1. Vệ sinh mũi sạch sẽ

Người bệnh cúm cần vệ sinh mũi sạch sẽ. Trước hết đặt một ngón tay lên cánh mũi, ấn nhẹ để bịt kín lỗ mũi và thở mạnh ra bằng lỗ mũi còn lại để hỉ mũi. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa mũi để đẩy chất dịch nhầy ra ngoài. Đồng thời, nước muối có tác dụng sát khuẩn mũi, làm mềm niêm mạc mũi, làm lỏng chất dịch nhầy, dễ đẩy ra ngoài.

2. Súc họng bằng nước muối loãng

Lấy nước muối ấm pha loãng súc họng thường xuyên để sát khuẩn. Súc miệng nước muối sẽ giúp làm dịu đi tức thời những cơn đau rát họng đồng thời kháng viêm hiệu quả. Kiên trì súc miệng 3-4 lần/ngày với dung dịch nước ấm pha loãng cùng muối sẽ nhanh hỏi.

 

3. Uống nhiều nước ấm nóng

Chú ý uống nhiều nước ấm, nóng sẽ giúp tan đờm, giảm ho và làm dịu cơn đau họng. Ngoài ra cũng có thể thêm vài lát gừng hoặc pha mật ong cùng chanh với nước nóng để làm tăng hiệu quả điều trị cúm.

Cần đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể với nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống bổ sung chất điện giải.

Nên tránh đồ uống có chứa caffeine vì chúng có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước nhiều hơn.

4. Dùng tinh dầu

Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm... 

 

Tuy nhiên, chỉ sử dụng tinh dầu theo chỉ dẫn, đặc biệt liệu pháp hương thơm có thể ảnh hưởng trẻ em, phụ nữ mang thai và vật nuôi.

5. Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn, còn chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.

6. Nghỉ ngơi và thư giãn

Bệnh nhân mắc bệnh cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng đau họng, khàn tiếng.

 Nếu cảm thấy mệt mỏi, không muốn tập thể dục thì đừng quá gắng sức. Đừng cố giải quyết những công việc hàng ngày khi triệu chứng cúm đang trầm trọng. Bên cạnh đó, hãy ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm cả khi bệnh và khi khỏe mạnh.

7. Xông lá

Khi mắc cúm có thể đun một nồi nước lá như: Lá tre, lá sả, lá bưởi, tía tô, ngải cứu, hương nhu, bạc hà.... để xông.

Sau khi nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, đắp chăn rồi nằm nghỉ. Lá tre có tác dụng giải nhiệt, tiêu đờm, sát khuẩn; sả có công dụng làm ấm bụng, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm; lá bưởi giải cảm tiêu thực, trị ho, sốt, đau đầu; hương nhu trị cảm, sốt, nhức đầu, làm ra mồ hôi; tía tô khu phong trừ hàn; bạc hà sát khuẩn, chống viêm.

8. Ăn đồ nóng, dễ tiêu hóa

Người bị cúm cần ăn thực phẩm lỏng, nóng, dễ tiêu như cháo, súp… sẽ giúp dễ tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, vừa bổ sung nước, làm dịu đau họng, giảm nghẹt mũi.

Đối với bệnh nhân mắc cúm cần cách ly với những người không bị mắc bệnh sống trong gia đình, ít nhất là 5 ngày sau khi bắt đầu có các triệu chứng. 

Người bệnh cảm cúm nên hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bệnh nhân nên đeo khẩu trang y tế; che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, sử dụng khăn giấy để ngăn chất dịch, tránh nguy cơ lây bệnh cúm cho người khác.

Người chăm sóc bệnh nhân mắc cúm cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người cảm cúm, nhỏ mũi bằng thuốc sát khuẩn, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng nước rửa tay diệt khuẩn.

Cần tăng cường bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, gia vị làm ấm cơ thể và có tính kháng khuẩn như hành, tỏi, gừng… ăn nhiều rau quả trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, quýt…

Khăn giấy của bệnh nhân đã sử dụng nên để trong túi và xử lý với các loại rác thải khác. Khi thấy dấu hiệu của bị cảm cúm như sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, sốt thì cần thăm khám và điều trị ngay.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bé gái bị treo lên trần nhà đánh đập như tra tấn thời Trung Cổ

An Ly |

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện clip dài hơn 4 phút ghi lại cảnh một bé gái không mặc quần áo, bị trói treo lên xà nhà, bên cạnh là người đàn ông dùng roi đánh đập khiến dư luận phẫn nộ.

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ

PV |

Dựa trên triệu chứng sốt, phát ban và hạch to, cần chẩn đoán phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với các bệnh đậu mùa, thuỷ đậu,...

Giải mã gen giúp hạn chế phản ứng có hại của thuốc

PV |

Dựa trên công nghệ giải trình tự gen tiên tiến, GeneStory hiện là đơn vị duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ giải mã gen, đưa ra hơn 100 chỉ số về khả năng đáp ứng thuốc điều trị ung thư, tim mạch, tâm lý, hô hấp… dành riêng cho người dân Việt Nam.

Ca tử vong đầu tiên do bệnh đậu mùa khỉ tại Tây Ban Nha

Minh Khang |

Ca tử vong liên quan đến bệnh đậu mùa khỉ tại Tây Ban Nha là ca tử vong đầu tiên của châu Âu và là ca thứ 2 bên ngoài châu Phi.