Triển vọng sử dụng thuốc điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài

Lan Phương |

Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thuốc naltrexone đã đạt được một số thành công nhất định trong việc điều trị một số hội chứng tương tự như sự thiếu hụt nhận thức và mệt mỏi choáng váng.


Lauren Nichols, một chuyên gia logistic đang làm việc tại Bộ Giao thông vận tải Mỹ ở Boston đã bị suy giảm trí lực, thường xuyên mất tập trung, mệt mỏi, đau đầu sau khi mắc COVID-19 vào mùa Xuân năm 2020.

Đến tháng 6/2021, cô bắt đầu được bác sỹ đề nghị sử dụng liều thấp naltrexone - một loại thuốc thường được sử dụng đề điều trị chứng nghiện rượu và opioid.

Điều đáng mừng là sau hơn 2 năm sống trong cảnh "sương mù não," cô chia sẻ: "Tôi thực sự có thể suy nghĩ rõ ràng." 

Lauren Nichols, một bệnh nhân bị mắc chứng COVID kéo dài, sử dụng thuốc naltrexone. (Ảnh: Reuters)
Lauren Nichols, một bệnh nhân bị mắc chứng COVID kéo dài, sử dụng thuốc naltrexone. (Ảnh: Reuters)

Các vấn đề sức khỏe tâm thần mà cô Lauren Nichols gặp phải cũng giống với hàng triệu người sau khi mắc COVID-19.

Hiện các nhà nghiên cứu đang theo đuổi các phương pháp chữa trị hội chứng COVID kéo dài với mong muốn tìm ra loại biệt dược để loại bỏ hội chứng này.

Trên thực tế, việc sử dụng thuốc naltrexone đã đạt được một số thành công nhất định trong việc điều trị một số hội chứng tương tự như sự thiếu hụt nhận thức và mệt mỏi choáng váng được gọi là hội chứng viêm cơ não tủy/hội chứng mệt mỏi mạn tính (ME/CFS).

Dựa trên những kết quả tích cực thu được, hiện có ít nhất 4 cuộc thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả của loại thuốc này với hàng trăm bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi.

Ngoài ra, loại thuốc này cũng nằm trong danh sách ngắn các phương pháp điều trị đang được Viện sức khỏe quốc gia Mỹ thử nghiệm theo Sáng kiến phục hồi (RECOVER) trị giá 1 tỷ USD.

Đây là sáng kiến của Chính phủ Mỹ nhằm khám phá các nguyên nhân cơ bản và tìm ra các phương pháp điều trị hội chứng COVID kéo dài.

Theo các cố vấn chương trình thử nghiệm, không giống như các phương pháp điều trị nhằm giải quyết các triệu chứng cụ thể do COVID gây hại cho các cơ quan, chẳng hạn như phổi, liều thấp naltrexone (LDN) có thể xử lý các triệu chứng dẫn tới bệnh lý.

Theo Giám đốc Phòng Thí nghiệm bệnh viêm và đau dây thần kinh thuộc Đại học Alabama ở Birmingham, naltrexone có đặc tính chống viêm và đã được sử dụng với liều lượng thấp trong nhiều năm để điều trị các tình trạng như đau cơ xơ hóa, bệnh Crohn và bệnh đa xơ cứng.

Cụ thể, với liều 50mg, naltrexone được kê để điều trị chứng nghiện rượu hoặc opioid. Trong điều trị hội chứng COVID-19 kéo dài, các nhà khoa học đang thử nghiệm với liều thấp 5mg.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy thuốc không phải đều có hiệu quả với tất cả các bệnh nhân COVID-19 với tổng cộng khoảng 200 biểu hiện được xác định là hội chứng COVID-19 kéo dài từ đau đầu, tim đập nhanh, mất ngủ và suy giảm nhận thức.

Nghiên cứu ME/CFS trên 218 bệnh nhân cho thấy 74% đã cải thiện giấc ngủ, giảm đau nhức và rối loạn thần kinh.

Trong một nghiên cứu thí điểm khác do Tiến sỹ Jack Lambert, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Trường Y College Dublin thực hiện, ông đã sử dụng LDN để điều trị đau và mệt mỏi liên quan đến bệnh Lyme mãn tính.

Trong đại dịch, ông Lambert đã đề xuất LDN cho các đồng nghiệp điều trị bệnh nhân gặp phải hội chứng COVID-19 kéo dài.

Kết quả nghiên cứu với sự tham gia của 38 bệnh nhân COVID-19 cho thấy các bệnh nhân đã cải thiện về các vấn đề tập trung, mất ngủ và phục hồi tổng thể từ COVID-19 sau 2 tháng.

Hiện Tiến sỹ Lambert đang lên kế hoạch cho một thử nghiệm lớn hơn để xác nhận kết quả này. Theo ông, LDN có thể chữa trị những tổn thương do bệnh hơn là che giấu các triệu chứng bệnh.

Có một số thử nghiệm LDN đã được lên kế hoạch, bao gồm một thử nghiệm của Đại học British Columbia ở Vancouver và một nghiên cứu thử nghiệm của Ann Arbor, công ty khởi nghiệp AgelessRx có trụ sở tại Michigan.

Các nhà khoa học vẫn đang tập trung nghiên cứu giải thích cơ chế hoạt động của LDN.

Thí nghiệm của Tiến sỹ Sonya Marshall-Gradisnik của Trung tâm nghiên cứu bệnh thần kinh và các bệnh mới nổi ở Australia, giả định ME/CFS và hội chứng COVID kéo dài phát sinh từ sự suy giảm chức năng của các tế bào sát thủ tự nhiên trong hệ thống miễn dịch.

Trong các thí nghiệm, LDN có thể đã giúp khôi phục chức năng bình thường của các tế bào đó, song các nhà nghiên cứu cho rằng vẫn cần thêm các nghiên cứu để khẳng định kết quả này.

Những chuyên gia tin rằng tình trạng nhiễm trùng đã kích hoạt các tế bào miễn dịch trong hệ thống thần kinh trung ương được gọi là microglia để sản xuất cytokine, các phân tử viêm gây ra mệt mỏi và các triệu chứng khác có liên quan đến ME/CFS và hội chứng COVID kéo dài.

Trong khi đó, các nhà khoa học trẻ hơn tin rằng naltrexone xoa dịu các tế bào miễn dịch quá mẫn cảm này.

Tiến sỹ Hector Bonilla, đồng Giám đốc của Phòng khám COVID-19 Stanford Post-Acute và là cố vấn RECOVER, đã sử dụng LDN điều trị cho 500 bệnh nhân ME/CFS và kết quả 50% số bệnh nhân đã có kết quả điều trị tích cực.

Ông cũng đã áp dụng phương pháp điều trị này với 18 bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài, trong đó 11 bệnh nhân có cải thiện đáng kể.

Ông đang mong chờ các cuộc thử nghiệm lớn để có thể xác định hiệu quả của LDN trong điều trị bệnh nhân mắc hội chứng COVID-19 kéo dài.

Theo các nguồn tin từ RECOVER, hiện các chuyên gia đang thử nghiệm liệu pháp điều trị hội chứng COVID kéo dài bằng thuốc kháng virus Paxlovid của Pfizer hay steroid và chất bổ sung dinh dưỡng.

Tiến sỹ Zach Porterfield - nhà nghiên cứu virus thuộc Đại học Kentucky và cũng là một trong những chủ nghiệm của RECOVER, cho rằng có thể bổ sung LDN vào danh cách liệu pháp cần nghiên cứu để tìm ra phương pháp điều trị hội chứng COVID kéo dài.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Đà Nẵng đón chuyến tàu biển đầu tiên đưa khách quốc tế trở lại du lịch sau dịch COVID-19

PV |

Ngày 9/10, tại Cảng Tiên Sa, Sở Du lịch Đà Nẵng tổ chức chương trình chào đón chuyến tàu biển đầu tiên đưa khách quốc tế đến tham quan du lịch thành phố Đà Nẵng sau hơn 2 năm tạm ngưng do dịch COVID-19.

Việt Nam xếp thứ 2 thế giới về phục hồi sau đại dịch COVID-19

Thanh Mai |

GDP quý III tăng 13,67%, tính chung 9 tháng năm 2022 GDP tăng 8,83%, cao nhất từ năm 2011 đến nay.

Chuyên gia WHO khuyến cáo chưa nên 'thả lỏng' với đại dịch COVID-19

PV |

Một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nếu các nước phát triển nghĩ đại dịch đã kết thúc, họ cũng nên giúp các quốc gia có thu nhập thấp hơn đạt được mức đó.

Vốn ưu đãi hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội sau COVID-19

Lâm Thanh |

Chính thức triển khai từ ngày 27/4/2022, tính đến thời điểm này, 4/5 chương trình tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ đã được giải ngân tại Quảng Trị với số tiền hơn 196,6 tỉ đồng cho 2.278 khách hàng. Kết quả này là nhờ sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ các cấp ủy đảng, chính quyền đến các hội, đoàn thể, đặc biệt là sự nỗ lực, quyết tâm của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh, kịp thời đưa đồng vốn hỗ trợ đến tay đối tượng được thụ hưởng.