WHO tiếp tục cảnh báo về siro ho có chất độc hại do Ấn Độ sản xuất

Gia Hân |

Một lô siro ho “bị nhiễm bẩn” được sản xuất tại Ấn Độ và được tìm thấy ở Quần đảo Marshall và Micronesia đã bị Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo.

Đây là vụ việc mới nhất trong một loạt các loại thuốc do các công ty dược phẩm có trụ sở tại Ấn Độ sản xuất và phân phối ở các quốc gia khác nhau bị cho là có chất lượng kém và gây hại khi sử dụng.

WHO đã cảnh báo công dân của quần đảo Marshall và Micronesia không sử dụng sản phẩm này và nếu sản phẩm đã được tiêu thụ, hãy liên hệ với chuyên gia y tế ngay lập tức.

Ở các quốc gia như Gambia và Uzbekistan, việc tiêu thụ siro ho sản xuất tại Ấn Độ có liên quan đến cái chết của một số trẻ em.

Loại thuốc "không đạt tiêu chuẩn" bị WHO gắn cờ trong một tuyên bố hôm 25/4 có tên là Guaifenesin Syrup TG và được sử dụng để làm giảm tắc nghẽn ngực và các triệu chứng ho. Loại thuốc này đã được WHO chú ý vào đầu tháng 4.

Guaifenesin được cho là có 'số lượng không thể chấp nhận được' diethylene glycol và ethylene glycol, hóa chất có thể gây tử vong (WHO).

 
 
Thuốc được sản xuất bởi QP Pharmachem Ltd, có trụ sở ở phía bắc bang Punjab và được Trillium Pharma tiếp thị ở Haryana và các bang lân cận.

Cả hai công ty đều "không đảm bảo cho WHO về tính an toàn và chất lượng của những sản phẩm này", họ cho biết. Tuy nhiên, cơ quan y tế thế giới không cho biết liệu có bất kỳ trường hợp tử vong hoặc thương tích nào có liên quan đến Guaifenesin hay không.

WHO cho biết các phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng của Cơ quan Quản lý sản phẩm trị liệu của Australia đã phát hiện siro Guaifenesin - được sử dụng để giảm tức ngực và giảm ho - có chứa "lượng diethylene glycol và ethylene glycol không thể chấp nhận được". 

Đây là những chất tương tự được tìm thấy trong loại siro được cho là có liên quan đến cái chết của 70 trẻ em ở Gambia và 18 trẻ em ở Uzbekistan do tổn thương thận cấp tính.

Nhà sản xuất Doc-1 Max của Ấn Độ đã được lệnh ngừng sản xuất siro sau khi những trẻ em này tử vong.

Sau khi nhận được báo cáo từ Gambia vào tháng 10 năm ngoái, Indonesia đã ngừng bán tất cả siro và thuốc nước trên toàn quốc.

Bộ trưởng Y tế Indonesia cho biết một số loại thuốc có cả hai loại hóa chất này. Diethylene glycol và ethylene glycol được cho là gây tổn thương thận cấp tính và có thể gây tử vong.

Cảnh báo kêu gọi người dân không sử dụng loại siro nêu trên và các cơ quan quản lý tăng cường giám sát chuỗi cung ứng, đồng thời yêu cầu các nhà sản xuất kiểm tra những nguyên liệu thô được sử dụng trong siro như propylene glycol, sorbitol và glycerine/glycerol trước khi đưa vào công thức sản xuất. 

Hai chất nói trên nhiều khả năng có trong dung môi bị ô nhiễm được dùng để sản xuất siro. Mặc dù các dung môi này không gây hại, nhưng cả hai chất đều được biết là độc hại đối với con người, có thể dẫn đến đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, nhức đầu, thay đổi trạng thái tinh thần, bí tiểu và tổn thương thận cấp tính, thậm chí có nguy cơ gây tử vong.

Các chất gây ô nhiễm được báo cáo phát hiện trong lô thuốc có hạn sử dụng đến tháng 10/2023. Vấn đề này đã được báo cáo lên WHO ngày 6/4 và cơ quan y tế toàn cầu đã đưa ra cảnh báo trên vào đêm 25/4.

Liên quan đến vụ việc này, Giám đốc điều hành của QP Pharmachem Ltd - ông Sudhir Pathak khẳng định đã xét nghiệm mẫu thuốc ho trong lô hàng xuất khẩu và không phát hiện điều gì đáng lo ngại. Ông Pathak cho biết cũng không ghi nhận phản hồi tiêu cực liên quan các sản phẩm thuốc ho mà công ty này đã phân phối tại Ấn Độ.

Theo ông Pathak, QP Pharmachem đã được Chính phủ Ấn Độ cấp phép xuất 18.000 chai siro ho sang Campuchia, song không rõ vì sao các sản phẩm này lại có mặt tại quần đảo Marshall và Micronesia.

Năm 2022, WHO đã đưa ra cảnh báo về các sản phẩm thuốc ho dạng siro do các nhà sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia sản xuất, được xác định có liên quan tới 300 ca tử vong ở trẻ em, hầu hết dưới 5 tuổi, tại các nước Gambia, Indonesia và Uzbekistan. Các trường hợp này đều tử vong do tổn thương thận cấp tính.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bộ Y tế thông tin về 14 sản phẩm siro khiến trẻ em bị nguy kịch ở một số quốc gia

Thanh Mai |

14 sản phẩm này chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam và cũng chưa được cấp giấy phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Bộ Y tế yêu cầu rà soát hoạt động gây quỹ từ thiện tại các bệnh viện

PV |

Bộ Y tế đề nghị các cơ quan quản lý, các bệnh viện trên toàn quốc rà soát hoạt động kêu gọi quyên góp từ thiện gây quỹ tại bệnh viện cho người bệnh để ngăn chặn kịp thời các hành vi trục lợi.

99 trẻ Indonesia thiệt mạng vì uống siro ho: Bộ Y tế Việt Nam đưa ra khuyến cáo

Thanh Mai |

Sự việc nhiều trẻ em ở Indonesia bị tổn thương thận vì dùng siro đã làm dấy lên nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh ở Việt Nam.

Ấn Độ lấy mẫu siro ho bị nghi liên quan đến cái chết của 66 trẻ em

Thanh Mai |

Các mẫu siro đã được chuyển lên phòng thí nghiệm dược phẩm trung ương để thử nghiệm.