Hiệu quả bước đầu thực hiện Dự án 8

Trần Cát Linh |

Năm 2023, Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã tích cực triển khai các nội dung ngay từ đầu năm nên đến cuối năm dự án đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Bước đầu đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là trong các tầng lớp nhân dân về bình đẳng giới (BĐG), để từ đó có sự đầu tư, chăm sóc và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Bám sát Kế hoạch hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN, các nghị quyết của HĐND tỉnh, kế hoạch của UBND tỉnh Quảng Trị về triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023, Ban Thường vụ (BTV) Hội LHPN tỉnh đã chủ động xây dựng và kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, kế hoạch triển khai Dự án 8 năm 2023 như: Kế hoạch số 46/KH-BTV về việc triển khai thực hiện Dự án 8; Kế hoạch số 50/ KH-BTV về việc kiểm tra giám sát thực hiện Dự án 8 trong triển khai Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 trên địa bàn tỉnh; Công văn số 500/ HPN-KTGĐXH về việc triển khai hoạt động Dự án 8 năm 2023; Kế hoạch số 58/KH-BTV về tổ chức Cuộc thi Sáng tác sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về BĐG dành cho trẻ em vùng DTTS và miền núi năm 2023 với tên gọi “Lắng nghe con nói”...

Hội LHPN xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông tổ chức đối thoại chính sách với người dân về chủ đề phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Ảnh: T.C.L
Hội LHPN xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông tổ chức đối thoại chính sách với người dân về chủ đề phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống - Ảnh: T.C.L

Các cấp hội đã chủ động nghiên cứu, bám sát tài liệu sổ tay hướng dẫn để xây dựng thành lập các mô hình và triển khai các hội nghị tập huấn, truyền thông có sự tham gia trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và cán bộ, hội viên phụ nữ. Đã triển khai thành lập và vận hành các mô hình can thiệp tại cồng đồng theo chỉ tiêu đề ra.

Hội đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông, hội thi, hội thảo, tập huấn; hỗ trợ thành lập các mô hình; hỗ trợ phụ nữ cải thiện sinh kế... Đến nay, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức 9 hội nghị tập huấn, hướng dẫn thành lập và vận hành câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, tổ truyền thông, mô hình “Địa chỉ tin cậy” tại cộng đồng, kỹ năng đối thoại chính sách, nâng cao năng lực cho dẫn trình viên, công tác giám sát và đánh giá về thực hiện BĐG, chương trình về phát triển năng lực lồng ghép giới cho hơn 550 cán bộ các ban, ngành liên quan, cán bộ các cấp hội LHPN và chủ “Địa chỉ tin cậy” tại tỉnh và huyện Hướng Hóa.

Tổ chức 3 hội nghị tham vấn xây dựng kế hoạch thành lập mô hình địa chỉ tin cậy tại huyện Vĩnh Linh, Đakrông, Hướng Hóa; 2 lớp tập huấn truyền thông cộng đồng tại huyện Đakrông; tổ chức đội tham gia cuộc thi “Tìm hiểu Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022” do Trung ương Hội LHPN tổ chức, đội Quảng Trị đoạt giải Ba; giao lưu liên hoan chia sẻ kinh nghiệm tổ truyền thông cộng đồng.

Ngoài ra, các sở, ngành và cấp huyện cũng tổ chức các lớp tập huấn về triển khai Dự án 8 như: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội 2 lớp, Hội LHPN huyện Gio Linh 2 lớp, Hội LHPN huyện Vĩnh Linh 7 lớp, Hội LHPN huyện Cam Lộ 1 lớp, Hội LHPN huyện Đakrông 2 lớp, Hội LHPN huyện Hướng Hóa 7 lớp, Phòng Tư pháp huyện Hướng Hóa 33 lớp.

Trên cơ sở hướng dẫn của tỉnh, các cấp hội đã vận động thành lập 105 tổ truyền thông cộng đồng có 910 thành viên; 29 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; 35 “Địa chỉ tin cậy” cộng đồng với 324 thành viên. Bên cạnh đó, để các mô hình vận hành hoạt động có hiệu quả, hội LHPN các cấp đã tổ chức cấp phát trang thiết bị ,vật dụng thiết yếu cho 27 tổ truyền thông cộng đồng và 12 “Địa chỉ tin cậy”, hỗ trợ kinh phí cho các CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tổ chức sinh hoạt định kỳ.

Hội LHPN tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng nội dung tuyên truyền như: xây dựng 9 chuyên mục tuyên truyền về Dự án 8 trên Báo Quảng Trị; 6 chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh cấp tỉnh được sản xuất và phát sóng, phóng sự, thông tin về BĐG. Thường xuyên cập nhật các hoạt động của Dự án 8 trên trang web, fanpage của Hội LHPN tỉnh, các nhóm zalo, facebook của các cấp hội. Sử dụng bộ nhận diện trong các hoạt động truyền thông Dự án 8...

Các cấp hội LHPN cũng đã tích cực vận động nguồn lực hỗ trợ phụ nữ và trẻ em vùng DTTS cải thiện đời sống như: phối hợp với Tổ chức CHB tổ chức các hoạt động: trồng chuối lùn bản địa, cấp phân bón, cây giống, giao lưu ẩm thực tại xã Tà Long; trao nhiều lợn giống, dê giống cho hộ hội viên phụ nữ các xã Tà Long, Hướng Hiệp (huyện Đakrông); xã Hướng Sơn, Xy, Lìa (Hướng Hóa). Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi cho các hội viên phụ nữ.

Quá trình thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế, các cấp hội có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ để thực hiện quay vòng con giống cho các hội viên phụ nữ khác nuôi, nâng cao hiệu quả tạo sinh kế cho phụ nữ. Điều đáng ghi nhận là trong quá trình triển khai Dự án 8, các cấp hội LHPN cũng đã lồng ghép với một số dự án đang triển khai trên địa bàn, nhờ đó, càng làm tăng hiệu quả của Dự án 8.

Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Quế Phượng cho biết: Phát huy kết quả đạt được, năm 2024, Hội LHPN tỉnh tập trung thực hiện các chỉ tiêu trên 4 nội dung của dự án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ hội và các ban, ngành liên quan về các nội dung dự án; tập huấn triển khai các mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm.

Triển khai các hoạt động truyền thông thay đổi nếp nghĩ, cách làm: xây dựng, phát triển tài liệu truyền thông, tài liệu xây dựng các mô hình truyền thông, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”; xây dựng các chương trình, chuyên mục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thanh trên hệ thống loa truyền thanh xã bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc Pru Vân Kiều.

Tổ chức các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em. Tổ chức hội thi, liên hoan chia sẻ kinh nghiệm về các mô hình sáng tạo, hiệu quả, góp phần xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình và mua bán phụ nữ, trẻ em tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tiếp tục triển khai vận hành hoạt động các mô hình điểm; rút kinh nghiệm xây dựng thành lập mới các mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng”, “Địa chỉ tin cậy”, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”. Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện dự án tại các địa phương vùng dự án, thực hiện giám sát, thu thập thông tin, tổng hợp báo cáo giám sát thực hiện BĐG trên nền tảng số theo hướng dẫn của Trung ương Hội LHPN.

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS, nâng cao năng lực về thực hiện BĐG cho già làng, trưởng bản, người có uy tín. Tổ chức các cuộc đối thoại chính sách ở cấp xã và cụm thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm triển khai thực hiện Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” vùng DTTS và miền núi.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trang bị kỹ năng cho người dân tộc thiểu số đi xuất khẩu lao động

Hoài Nam |

Trong những năm gần đây, các chính sách hỗ trợ người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài ngày càng đầy đủ, tạo “bệ đỡ” để người dân tự tin hơn khi quyết định đi xuất khẩu lao động. 

Nỗ lực đào tạo nghề cho lao động người dân tộc thiểu số ở Hướng Hóa

Tú Linh |

Đào tạo nghề theo các chương trình mục tiêu quốc gia cho lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng nhằm cung cấp các kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn và giải quyết việc làm góp phần cải thiện đời sống người dân. Thời gian qua, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) luôn có nhiều giải pháp phù hợp để tổ chức đào tạo nghề cho lao động người DTTS trên địa bàn.

Hướng Hóa: Gần 200 đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số tham gia diễn đàn định hướng nghề nghiệp và cơ hội việc làm

Mai Lâm |

Sáng nay 7/12, tại xã Lìa, Huyện đoàn Hướng Hóa phối hợp Văn phòng Plan International tại Quảng Trị, Viện Nghiên cứu và hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp (REACH) tổ chức Diễn đàn hướng nghiệp và đào tạo nghề cho đoàn viên, thanh niên người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Khởi động các mô hình điểm Dự án 8

Huyền Trang |

Nhằm triển khai hiệu quả các mô hình can thiệp Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS &MN), Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã ban hành kế hoạch chỉ đạo điểm và hướng dẫn xây dựng các mô hình Dự án 8. Theo đó, đã chọn 4 xã: A Dơi (huyện Hướng Hóa); Linh Trường (huyện Gio Linh), Vĩnh Khê (huyện Vĩnh Linh), Hướng Hiệp (huyện Đakrông) để chỉ đạo điểm thành lập các mô hình can thiệp tại cộng đồng.