Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Từ ngàn đời nay, nếu không có con cháu trai nối dõi vẫn bị xem là tuyệt tự và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người cúng và nơi thờ cúng.
1 Trời Hà Nội hôm nay âm u, chị gọi điện cho tôi với giọng đượm buồn “xong rồi chú Quý à, chị đang cầm quyết định trên tay!”. Thường khi làm xong một việc gì đấy người ta phải hoan hỉ, nhưng chị lại rất buồn.
Tôi chả nhớ đã tư vấn cho bao nhiêu vụ ly hôn nữa, già có, trẻ có nhưng đa phần khi giải quyết xong ai cũng nhẹ nhõm, thậm chí có người hả hê. Nhưng chị lại đượm buồn, dù chị là người đệ đơn trong sự phản đối dữ dội của chồng, chị đơn phương ly hôn, mất hơn nửa năm mới giải quyết xong.
2 Một bác già cùng khu gặp tôi trong thang máy, bác hỏi, mẹ nó lại sinh à, trai hay gái? Tôi bảo trai bác ạ! Bác hoan hỉ, tốt quá, tốt quá.
Tôi nói nói, trai gái đều như nhau bác ạ, cháu không quan trọng. Bác nghiêm giọng: “Giờ nghĩ thế thôi, bằng tuổi tôi anh nghĩ khác(!)”.
Lẽ nào, lúc ấy mình nghĩ khác?!
3 Làm luật sư, tôi gặp nhiều người ly hôn vì bất đồng, vì không hợp, nhiều người ly hôn vì bị phản bội, nhiều người ly hôn vì hết yêu thương, nhiều người ly hôn vì tiền... vv.
Tóm lại có nhiều lý do để ly hôn lắm. Tuy nhiên ly hôn để chồng có thể lấy một người vợ khác, để sinh một thằng nối dõi tông đường thì lần đầu tiên tôi gặp.
(Nguồn: Ngày Nay)