Sự giáo dục khác biệt của các bậc phụ huynh ở đất nước có những đứa trẻ hạnh phúc nhất thế giới

Thanh Mai |

Báo cáo của UNICEF cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả trẻ em sống ở các nước giàu có đều có một tuổi thơ tốt đẹp.

UNICEF đã  phân tích dữ liệu của 41 quốc gia có thu nhập cao, xếp hạng các quốc gia theo điểm số về tình trạng tinh thần, sức khỏe thể chất và sự phát triển của trẻ em về các kỹ năng xã hội và học tập.

Hà Lan là quốc gia được xếp hạng cao nhất, tiếp theo lần lượt là Đan Mạch và Na Uy. Chile, Bulgaria và Mỹ xếp cuối bảng.

Ngoài ra, chỉ số Cuộc sống tốt hơn năm 2020 của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển cho thấy Hà Lan đạt điểm trên trung bình trong một số lĩnh vực, bao gồm thu nhập, giáo dục, nhà ở và tình trạng sức khỏe.

 

Báo cáo của UNICEF cũng nhấn mạnh rằng không phải tất cả trẻ em sống ở các nước giàu có đều có một tuổi thơ tốt đẹp.

"Ngay cả những quốc gia có điều kiện xã hội, kinh tế và môi trường tốt cũng còn rất lâu mới đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững", UNICEF cho biết trong báo cáo.

UNICEF kêu gọi các quốc gia có thu nhập cao tham khảo ý kiến của trẻ em về cách cải thiện cuộc sống của chúng, đảm bảo rằng các chính sách thúc đẩy phúc lợi của chúng cũng được kết hợp. Đồng thời khuyến nghị các quốc gia đẩy nhanh nỗ lực đáp ứng các mục tiêu "Phát triển bền vững , như giảm nghèo và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc trẻ em.

Nghiên cứu của UNICEF cho thấy, 81% thanh thiếu niên ở Hà Lan từ 15 tuổi cảm thấy chúng có thể dễ dàng kết bạn - tỷ lệ cao nhất trong số 41 quốc gia được đưa vào nghiên cứu. 

Anita Cleare, tác giả cuốn "The Working Parent's Survival Guide" cho rằng, một đứa trẻ được đáp ứng một số nhu cầu nhất định, có nhiều khả năng ở một quốc gia giàu có, thì cơ hội đạt được hạnh phúc của chúng sẽ cao hơn. Phong cách nuôi dạy con cái kiểu quyết đoán, đặt ra "ranh giới rõ ràng với nhiều tình yêu thương và sự ấm áp… đã liên tục được chứng minh là có tương quan với kết quả tích cực ở trẻ em".

Tác giả Cleare cho biết, sự xấu hổ có thể thực sự gây tổn hại cho trẻ em và người Hà Lan nổi tiếng là người cởi mở khi nói về các chủ đề có thể được coi là nhạy cảm ở các quốc gia khác. Cách tiếp cận này đối với việc nuôi dạy con cái rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mà trẻ em ngày nay gặp nhiều áp lực cả về mặt học tập và xã hội cùng các phương tiện truyền thông xã hội.

"Vì vậy, tôi nghĩ rằng lớn lên trong một nền văn hóa nơi mọi người đều tôn trọng những điều độc đáo và trẻ em cảm thấy mình có thể trở thành người mà chúng muốn và không bị đánh giá, có khả năng làm cho tình bạn và văn hóa sân chơi trở nên tích cực hơn, từ đó giúp nâng cao mức độ hạnh phúc của trẻ em", bà nói.

Amanda Gummer - người sáng lập tổ chức phát triển kỹ năng Hướng dẫn Chơi vui (Good Play Guide) cho rằng việc học ở trường "không có tính cạnh tranh" tại Hà Lan mà người ta tập trung vào phát triển niềm đam mê học tập.

Bà khuyến khích các bậc cha mẹ hãy nhớ rằng "điểm thi không phải là tất cả và không phải là mục đích cuối cùng". Bởi thế, phụ huynh chỉ nên tập trung vào việc nuôi dưỡng tính tò mò của con.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Quan tâm giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng

Phương Minh |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 311/ QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng, giai đoạn 2022 - 2030”. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong bối cảnh truyền thông xã hội bên cạnh những thông tin tích cực vẫn tồn tại nhiều thông tin xấu, độc, tác động tiêu cực đến các tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu nhi.

Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật

Lê Thị Huyền |

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được Đảng xác định là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng và là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đặc biệt, trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càng có vai trò quan trọng, được xác định là một “khâu nối” để đưa pháp luật vào cuộc sống.

Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục

T.L |

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 34/CT-TTg về tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ GD&ĐT thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiều cách làm hay, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục

Xuân Vinh |

Trường TH&THCS Triệu Tài, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có 3 điểm trường, 22 lớp với hơn 500 học sinh. Để thực hiện tốt Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cấp ủy chi bộ, ban giám hiệu nhà trường luôn đưa ra những cách làm hay, sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục.