‘Văn hóa đọc’ trong gia đình thời nay

Phan Thị An Phú |

Đọc sách là cách gián tiếp để mỗi người tiếp cận các nguồn tri thức của nhân loại. Đây là cách thức mở rộng kiến thức , nâng cao hiểu biết , củng cố tư duy trên nhiều lĩnh vực cũng như góp phần h oàn thiện nhân cách mỗi người. Vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển “văn hóa đọc” ở mỗi gia đình có vai trò tạo nền tảng quan trọng góp phần hình thành nên tư duy mỗi cá nhân cũng như là một nét đẹp riêng ở từng gia đình.

Với tư cách là hạt nhân của xã hội, gia đình là nơi bắt đầu của các mối quan hệ nhân tính đầu tiên của mỗi người hay nói cách khác đó là điểm bắt đầu, nơi nuôi dưỡng những “mầm mống” về các giá trị đạo đức của từng cá nhân, của từng cộng đồng xã hội. Những chuẩn mực đạo đức được truyền thụ tốt ở từng gia đình dần dần kết nối, lan tỏa, nhân rộng tạo nên xã hội đạo đức.

Gia đình là nơi lưu giữ những quan hệ nhân bản, sâu sắc nhất. Đặc biệt, đó là đơn vị tạo nền tảng, làm cơ sở hình thành, duy trì, phát triển những giá trị đạo đức của cộng đồng. Bởi lẽ đó mà nếu cá nhân được sinh ra lớn lên ở một gia đình nề nếp, có những giá trị đạo đức của xã hội được ông bà, cha mẹ và anh chị em truyền đạt kỹ lưỡng, nghiêm túc là môi trường thuận lợi tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách. Vì thế, việc hình thành “văn hóa đọc” ở mỗi gia đình sẽ tạo nên nền tảng cho việc hình thành thói quen tự nghiên cứu, học tập suốt đời của mỗi người.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Văn hóa đọc của mỗi người được thể hiện ở ba khía cạnh chính: thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc.

Đọc sách là một thói quen tốt, bổ ích được hình thành nhờ sự rèn luyện ở mỗi người. Thói quen đó thể hiện qua việc hàng ngày chúng ta chủ động tìm đọc, nghiên cứu những quyển sách ở lĩnh vực phù hợp. Ban đầu có thể chỉ là đọc vài trang về sau tăng dần lên tùy vào thời gian, nhu cầu của mỗi người thì lâu dần tạo thành “nếp”, thành một sở thích. Khi thói quen đọc sách, nghiên cứu tài liệu đã được xây dựng, rèn luyện lúc đó mỗi cá nhận tự lựa chọn, định hướng những quyển sách thuộc các lĩnh vực, những chuyên ngành phù hợp nhu cầu học tập, nhu cầu công việc cần thiết cho mình.

Thích đọc sách, đam mê với sách cho ta nhiều lợi ích như đem lại những kiến thức cần thiết ở nhà trường, những kiến thức phục vụ chuyên môn cho đến cách đối nhân xử thế. Tuy nhiên, đọc sách như thế nào cho hiệu quả thì còn phải phụ thuộc vào cách đọc của từng người stức là phương pháp, kỹ năng đọc sách. Kỹ năng đọc là kết quả của quá trình tìm kiếm, tra cứu đầu lựa chọn đầu sách cần thiết, thao tác đọc,… từ đó tiếp thu kiến thức cần thiết cho nhu cầu của mình, vận dụng kiến thức đó một cách hiệu quả. Ba yếu tố thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc có tính thống nhất với nhau hợp thành văn hóa đọc ở mỗi người.

Trước đây khi các phương tiện thông tin đại chúng chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì sách, báo là nguồn giải trí, nguồn thông tin duy nhất. Mặc dù lúc ấy số lượng các đầu sách, các thể loại báo chí chí chưa nhiều nhưng đó là của niềm vui, sự hào hứng với những ngươi yêu sách.

Với những gia đình mà bố mẹ có niềm đam mê nghiên cứu thì bao giờ trong nhà ở luôn có thường có một góc nhỏ để đặt giá sách. Trong đó có nhiều thể loại sách báo được sắp xếp theo từng độ tuổi của thành viên trong gia đình. Các từ báo ra theo từng ngày, từng tháng theo mốc cố định. Văn hóa đọc in sâu vào nếp sống tinh thần từng gia đình nên ai cũng có tâm lý háo hức, chờ đợi đến ngày có những ấn phẩm mới. Những đầu sách sau lần in đầu tiên liên tục tái bản tới hàng nghìn ấn phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu người đọc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ, nhiều thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật như hiện nay đã khiến người ta ít đầu tư thời gian cho việc đọc sách nói chung sách in nói riêng. Quỹ thời gian trong gia đình dần bị chia nhỏ cho công việc cùng với sự xuất hiện của nhiều loại hình giải trí nghe - nhìn dẫn đến sự thay đổi thói quen đọc sách cũng dần bị mai mốt.

Mặt khác, việc tìm kiếm cách thông tin trở nên nhanh chóng, thuận tiện nhờ các thiết bị công nghệ hỗ trợ nên độc giả cũng không thật sự “mặn mà” với văn hóa đọc. Vì vậy, ba bộ phận chủ chốt hình thành văn hóa đọc là thói quen đọc, sở thích đọc, kỹ năng đọc đang ngày càng yếu và thiếu.

Không gian mạng với chức năng giải trí dần thay thế thời gian đọc sách. Giới trẻ hiện nay hướng đến tiêu chí nhanh chóng, tiện lợi, giải trí lên đầu dần dần sự quan tâm, hứng thú với sách in chỉ còn ở những người làm công tác nghiên cứu, những người ở độ tuổi trung niên. Nhà xuất bản ngày càng gia tăng, hàng trăm tên sách xuất bản liên tục nhưng lượt tái bản trên đầu sách lại “nhỏ giọt”. Sự chạy đua theo lợi nhuận khiến nhiều nhà xuất bản tập trung nhiều hơn theo lĩnh vực sách giải trí đem lại lợi nhuận hơn là tập trung vào để phát triển, thay đổi nội dung lẫn hình thức những cuốn sách có chiều sâu về tư duy.

Để phát triển văn hóa đọc trong từng gia đình ở giai đoạn hiện nay, cần thực hiện một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, cần tăng cường, hoàn thiện việc xây dựng, thực hiện đồng bộ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần nâng cao chất lượng “văn hóa đọc” nhất là tập trung vào các chính sách đầu tư, nâng cấp, phát triển thư viện; chú trọng hơn nữa chất lượng của các nhà xuất bản; có chế độ đãi ngộ tương xứng với những nhà nghiên cứu có chuyên môn.

Thứ hai, Tích cực đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động tạo nên phong trào đọc sách, kích thích tính tích cực, sáng tạo của người đọc. Tiếp tục phát huy tốt những kênh tuyên truyền đã có về vai trò của việc đọc sách từ lâu và bổ sung, sử dụng thêm những kênh tuyên truyền mới có hiệu quả từ đó khích lệ, động viên đông đảo người đọc tự nghiên cứu, tìm tài tài liệu. Đặc biệt là hằng năm cần có kế hoạch phát động các lễ hội sách, các buổi trưng bày sách với sự kết hợp các nhà xuất bản lớn, có uy tín nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu định hướng những ấn phẩm có chất lượng của các tác giả trong và ngòai nước đến học viên.

Thứ ba, cần đa dạng nguồn tài liệu ở các thư viện để đáp ứng được tối đa nhu cầu tìm hiểu của người đọc. Thường xuyên bổ sung, cập nhật thêm những đầu sách mới bên cạnh số lượng đã có từ trước bằng cách chủ động liên hệ, cập nhật các đầu sách mới từ các nhà xuất bản có uy tín, chất lượng. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất thư viện theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc tìm kiếm, tra cứu của bạn đọc. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư thư viện có kiến thức, kỹ năng trong quản lý tài liệu cũng như giới thiệu tài liệu đến người học.

Thứ tư, phát huy và nuôi dưỡng văn hoá đọc ở mỗi người từ trong gia đình. Tùy vào điều hiện, hoàn cảnh từng gia đình để lập nên tủ sách gia đình với không gian thoáng đãng, thuận tiện cho việc đọc sách. Bố mẹ, ông bà là người hướng dẫn, tập cho trẻ đọc sách từ nhỏ hoặc cùng nhau thảo luận một nội dung trong sách. Qua đó từng bước hình thành văn hóa đọc một cách tự nhiên, bền chặt nhất. Đó cũng là cách giúp các thành viên gắn bó, gần gũi hơn với nhau. Bố mẹ cần hướng dẫn để con mình tự hình thành cho mình phương pháp đọc, ghi nhớ cho riêng. Bên cạnh việc lựa chọn sách, cách đọc đúng cách, độc gi phải biết cách ghi chép, khai thác tư liệu, số liệu để phục vụ cho nội dung mình cần. Việc ghi chép là cách để người đọc lưu giữ lại thông tin, chọn lọc những vấn đề trọng tâm, mấu chốt sau khi đọc xong có thể hệ thống lại và làm tư liệu cho mình.

Thứ năm, cần có những chính sách kịp thời nhằm đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trong điều kiện đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập thì mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị tiêu dùng thì sự trưởng thành của mỗi thành viên đều dựa vào nền tảng kinh tế ban đầu của gia đình.

Việc đầu tư vào phát triển kinh tế của gia đình góp phần nâng cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần giúp gia đình thực hiện tốt hơn chức năng giáo dục của mình. Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình là tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình có tư liệu sản xuất, chủ động lao động sản xuất để có thể làm giàu chính đáng. Việc thực hiện những chính sách xã hội một cách công bằng, hiệu quả ở các lĩnh vực y tế, giáo dục,... phần nào tạo thêm động lực cho mỗi gia đình có thể ổn định đời sống, tạo nền tảng vật chất của đạo đức cá nhân.

Điều kiện kinh tế đảm bảo thì phần nào giúp những bậc làm cha làm mẹ có thêm thời gian, điều kiện để quan tâm và chăm sóc cho con mình hơn. Và vì thế, thay vì để cho con nhỏ loay hoay trong thế giới của các trò chơi điện tử, các kênh giải trí trên mạng thì họ cùng nhau bàn luận về những câu chuyện, những quyển sách mới...

Suy cho cùng thì dù thời gian có thay đổi, ở thời đại nào nữa thì văn hóa đọc là phương thức để mỗi cá nhân hoàn thiện chính mình, để tiến bộ hơn trong cuộc sống cá nhân, góp phần sức lực chung cho phát triển xã hội.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Đọc bài viết cuối cùng nhớ trang viết đầu tiên

Trần Biên |

Mới đây tôi đọc bài bút ký Đakrông - xứ của đại bàng của cố nhà văn Xuân Đức đăng trang trọng ở tạp chí Cửa Việt số 311(tháng 8/2020). Nơi cuối bài Ban biên tập có dòng ghi chú "Bài viết được tác giả hoàn thiện 4 tiếng trước khi đột ngột qua đời ngày 20/6/2020".

Bạn đọc Báo NNVN tặng 1.200 suất quà cho học sinh vùng lũ Quảng Trị

Công Điền |

1.200 suất quà đã được bạn đọc Báo Nông nghiệp Việt Nam (NNVN) trao tặng đến với học sinh vùng lũ Quảng Trị

Lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng ở Đakrông

Kô Kăn Sương |

Thời gian qua, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng về thư viện, đầu sách, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm khơi dậy lòng yêu đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách trong cộng đồng. Qua đó, góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển bền vững nguồn nhân lực, tạo nền tảng xây dựng xã hội học tập ở địa phương.