Vĩnh biệt thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh - nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ Mới

Diễm Mi |

Chỉ một thời gian ngắn sau ngày bước sang tuổi 100, thi sĩ Nguyễn Xuân Sanh từ giã cuộc đời vào sáng 22/11.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh qua đời tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô sau thời gian điều trị một số bệnh tuổi già. Nhiều đồng nghiệp tiếc thương trước sự ra đi của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh – nhà thơ cuối cùng của phong trào Thơ mới.

Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh và vợ - nhà văn Cẩm Thạnh ảnh chụp vào năm 1961
Nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh và vợ - nhà văn Cẩm Thạnh ảnh chụp vào năm 1961

Nguyễn Xuân Sanh (sinh năm 1920) sớm chạm ngõ văn đàn Việt khi ra mắt trường ca Lạc loài, ở tuổi 15. Tác phẩm của Nguyễn Xuân Sanh ngày đó như một “cú hích”, khuấy động làng thơ văn Việt vì hình ảnh mới mẻ, cách gieo vần độc đáo. Sự nghiệp của nhà thơ cũng bắt đầu từ đó.

Năm 1939, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh cùng 5 văn nghệ sĩ gồm Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ và Nguyễn Xuân Khoát thành lập nhóm Xuân Thu Nhã tập.

Từ Xuân Thu Nhã tập, Nguyễn Xuân Sanh khai mở một sân chơi cho nhiều tác giả trẻ, cùng giúp nhiều anh em trên văn đàn thoát khỏi những bế tắc đương thời, khi mảnh đất sáng tạo của Thơ Mới đã được đào sâu, khai thác tận cùng. Ông là người "bắt nhịp cầu" để chuyển hướng từ Thơ Mới sang thơ hiện đại.

Cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh, theo ông từng chia sẻ là khá êm đềm khi bên cạnh luôn có người vợ hiền – nhà văn Cẩm Thạnh đồng hành. Bà là bạn thơ, bạn văn, là vợ đảm của Nguyễn Xuân Sanh và là mẹ hiền của 2 người con gồm: Nguyễn Việt Lưu (đã hy sinh tại chiến trường Phú Yên năm 1968) và PGS-TS Nguyễn Việt Triều (nguyên cán bộ của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

Sự nghiệp văn chương của thi sĩ Xuân Sanh kéo dài gần 80 năm. Ông để lại một gia tài thơ ca đồ sộ cho văn đàn Việt và giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam.

Những tác phẩm được biết đến nhiều của nhà thơ như Chiếc bong bóng hồng (1957), Tiếng hát quê ta (1958), Nghe bước xuân về (1961), Quê biển (1966), Đảo dưa đỏ (1974), Đất nước và Lời ca (1978), Tuyển tập Nguyễn Xuân Sanh (1991)... Ngoài sáng tác thơ, ông còn là dịch giả cho một số tác phẩm của các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới.

Với những đóng góp của mình, năm 2001, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Hội Nhà văn Việt Nam vừa tổ chức chúc mừng thọ nhà thơ tròn 100 tuổi vàp ngày 9/11/2020.

(Nguồn: Báo Phụ nữ)

TAGS

Nhà thơ Chế Lan Viên - Người góp phần đưa nền thơ dân tộc lên đỉnh cao

Phương Lan |

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Nhà thơ Chế Lan Viên (1920 - 2020) với sự tham dự của đông đảo nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng.

Không gian lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên

Thanh Hải |

Công trình Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên được khởi công xây dựng vào đầu tháng 3/2019 do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị làm chủ đầu tư. Công trình có thiết kế mô phỏng theo lối kiến trúc nhà rường truyền thống, mái lợp ngói ba gian, gồm: gian thờ và nghi thức; gian trưng bày tác phẩm, hiện vật của nhà thơ Chế Lan Viên và gian trưng bày các tác phẩm nghiên cứu, phê bình viết về nhà thơ. Phía trước nhà lưu niệm có tiền đình và các hạng mục phụ trợ khác như sân vườn, cây xanh… Tổng mức đầu tư công trình 3,6 tỉ đồng, trong đó 30% ngân sách tỉnh, 20% ngân sách huyện Cam Lộ, còn lại 50% từ nguồn vận động xã hội hóa.

Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà cách mạng - nhà thơ Tố Hữu

PHÚC ĐẠT-MAI KA |

Ngày 2.10, tỉnh Thừa Thiên- tổ chức lễ Khánh thành Công viên văn hóa và Khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (4.10.1920 - 4.10.2020) tại thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền. 

Chế Lan Viên, người con tài hoa của đất Quảng Trị

Phan Văn Vĩnh |

Tháng 10 năm nay là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Chế Lan Viên (20/10/1920-20/10/2020), một người con của quê hương Quảng Trị.

Xanh EWEC xin giới thiệu bài viết của tác giả Phan Văn Vĩnh, hiện là Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Trị, một người cháu của nhà thơ Chế Lan Viên. Bài này được viết hơn 10 năm trước.