Cam Lộ: 9 sản phẩm đủ điều kiện xếp hạng sản phẩm OCOP

Anh Vũ |

Nhằm từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng tới sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã chỉ đạo các ngành, xã, thị trấn chủ động xây dựng kế hoạch, thực hiện Chương trình OCOP  phù hợp với thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Cụ thể đã tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn và các chủ thể xây dựng hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; thực hiện điều tra khảo sát các sản phẩm đã có, phát hiện những ý tưởng sản phẩm mới… Theo kế hoạch, năm 2021 huyện Cam Lộ có 4 sản phẩm đăng ký nâng cấp và 7 sản phẩm đăng ký mới. Hiện tại, có 9 sản phẩm đủ điều kiện dự chấm điểm xếp hạng sản phẩm, trong đó có 4 sản phẩm nâng cấp gồm: Tiêu đóng gói của HTX hồ tiêu Cùa; dầu mè của Công ty TNHH MTV Từ Phong (Cụm công nghiệp Cam Thành); gà Cùa Phương gia trang (Cam Nghĩa); gạo sạch Cam An (HTX Cam An) và 5 sản phẩm mới gồm: Tinh chất lá tắm cho bé của HTX Trường Sơn; dầu óc chó Super Green của Công ty TNHH MTV Từ Phong; gà Cùa (Cam Chính); cao thìa canh, cao lạc tiên của Công ty TNHH Mai Thị Thủy (Cam Nghĩa).

Sản phẩm dầu ăn của Công ty TNHH MTV Từ Phong ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng  - Ảnh: A.V
Sản phẩm dầu ăn của Công ty TNHH MTV Từ Phong ngày càng được nhiều khách hàng ưa chuộng - Ảnh: A.V

Việc triển khai tốt Chương trình OCOP nhằm tạo điều kiện phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh và có tính liên kết cao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Phát triển cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Thanh Trúc |

Là vùng đất nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Trị được biết đến là địa phương có nguồn tài nguyên thực vật, trong đó có cây dược liệu rất phong phú và đa dạng, có hàm lượng dược tính cao như chè vằng, nghệ, an xoa, cà gai leo, các loại cây chế biến tinh dầu như cây sả, gừng… Tuy nhiên, việc phát triển cây dược liệu trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền.

Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP

Trần Anh Minh |

Với 53 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP đến năm 2020, trong đó có 7 sản phẩm 4 sao và 46 sản phẩm 3 sao, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của tỉnh Quảng Trị sau 3 năm triển khai đã đạt được kết quả nổi bật. 

Đánh giá đúng, xếp hạng chuẩn sản phẩm OCOP

Bảo Bình |

Thời điểm này, tỉnh đang khẩn trương chuẩn bị cho việc đánh giá, phân hạng sản phẩm và công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị năm 2020. Mục tiêu đặt ra là đánh giá đúng, xếp hạng chuẩn các sản phẩm để nâng tầm giá trị hàng hóa của tỉnh trên thị trường.

Xây dựng sản phẩm ocop và những vấn đề đặt ra

Đan Tâm |

Ngày 7/5/2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.