Chìa khóa để phụ nữ dân tộc thiểu số thoát nghèo

Kô Kăn Sương |

Nhờ tham gia vào mô hình nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản mà nhiều phụ nữ vùng khó ở Hướng Hóa (Quảng Trị) 10 năm qua đã hình thành được thói quen tiết kiệm, tính toán và quản lí chi tiêu hợp lí. 

 Cũng từ nguồn vốn này, chị em đã khắc phục khó khăn đầu tư phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
 

Trước đây, do không có vốn làm ăn nên cuộc sống của gia đình bà Hồ Thị Khun ở thôn Tăng Cô, xã A Túc luôn thiếu trước hụt sau. Năm 2011, bà được nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản tại xã ưu tiên cho vay vốn để đầu tư nuôi 2 con dê và vài chục con gà, ngan. Ít lâu sau đó, đàn vật nuôi của gia đình bà phát triển tốt, không chỉ trả hết nợ cho nhóm tiết kiệm, bà còn có điều kiện tiếp tục đầu tư mở rộng chăn nuôi. Đến nay, trong chuồng trại nhà bà có 5 con dê, 10 con bò, hơn 100 con gà, ngan, đây là số tài sản lớn đối với gia đình bà từ trước đến nay. Bà Khun cho biết: “Nhờ vay vốn của nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản, cuộc sống của gia đình tôi từng bước được cải thiện, không nằm trong diện đặc biệt khó khăn ở thôn, xã nữa. Hiện chúng tôi tập trung chăm sóc đàn vật nuôi thật tốt, tích cực cùng với chị em trong thôn tham gia tiết kiệm để ai cũng được thoát nghèo, có cuộc sống cải thiện hơn”. Năm 2009, A Túc là 1 trong 4 xã ở Hướng Hóa được chọn làm điểm mô hình nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản. Thời gian đầu mới triển khai, do chị em hầu hết là người dân tộc thiểu số trình độ, nhận thức còn hạn chế vì thế họ chưa hiểu, chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của việc tiết kiệm và vốn vay thôn bản, có nhiều chị còn ngần ngại, lo lắng vì gia đình phần lớn hộ nghèo không biết lấy tiền đâu để tiết kiệm…nên hoạt động của nhóm gặp không ít khó khăn. Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, cán bộ Hội Phụ nữ huyện, xã phối hợp với Tổ chức Plan tích cực tuyên truyền, vận động nên đã giúp chị em hiểu được ý nghĩa cũng như quyền lợi của bản thân trong việc thực hiện tiết kiệm, do đó số lượng hội viên tham gia nhóm ngày càng đông hơn, đặc biệt có khá nhiều thành viên nam tham gia. Đến nay, xã A Túc đã thành lập được 21 nhóm với sự tham gia của hơn 500 hội viên phụ nữ và hơn 20 nam giới.

Để nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản hoạt động hiệu quả, Hội LHPN huyện phối hợp với Tổ chức Plan và cán bộ Hội Phụ nữ xã về tận từng nhóm tổ chức họp thôn với thành phần mời tham dự là cán bộ thôn, già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong thôn. Hướng dẫn các nhóm xây dựng quy chế hoạt động, thảo luận, thống nhất những nội dung chính để điều hành và duy trì các nhóm hoạt động hiệu quả. Hội và Tổ chức Plan Việt Nam tại Quảng Trị còn hỗ trợ cho mỗi nhóm bộ công cụ như máy tính, hòm đựng tiền, sổ tiết kiệm... Các nhóm bầu ra ban quản lí với 5 thành viên, bao gồm tổ trưởng, thư kí, 2 người đếm tiền và 1 người giữ hòm tiền. Ngoài ra, để đảm bảo tính dân chủ, bình đẳng và minh bạch về tài chính, nhóm có 3 người giữ chìa khóa hòm đựng tiền, khi được sự nhất trí, đồng thuận của các thành viên trong nhóm thì mới được sử dụng nguồn vốn tiết kiệm. Mỗi nhóm tổ chức sinh hoạt 2 lần/tháng vào ngày 15 và ngày 30 hằng tháng. Các thành viên nhóm sẽ đóng tiền tiết kiệm tùy theo nguồn thu nhập của gia đình. Từ nguồn vốn trên, các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên vay từ 1 - 3 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm và mua giống cây hoặc dùng để đóng tiền học phí cho con...; thời hạn vay tối đa là 3 hoặc 6 tháng phải hoàn trả lại tiền gốc đã vay cùng với lãi suất 0,5%/tháng. Qua vay vốn tại mô hình đã giúp nhiều chị em phụ nữ người dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
 

Vượt qua những khó khăn ban đầu như nghi ngại, e dè tham gia hoạt động cũng như về điều kiện tài chính của mỗi gia đình hội viên phụ nữ, sau một thời gian ngắn triển khai, mô hình nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản ở Hướng Hóa đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Nguồn quỹ nhóm được phát huy hiệu quả bằng việc hỗ trợ cho các thành viên vay để phát triển sản xuất, kinh doanh khi có nhu cầu đề xuất. Số tiền vay quỹ tiết kiệm thôn, bản tuy không lớn nhưng phần nào giúp cho chị em có thêm nguồn kinh phí sửa chữa chuồng trại, mua thêm con giống mở rộng chăn nuôi nâng cao thu nhập, hoặc vay làm nhà xí hợp vệ sinh... Từ mô hình này, nhóm còn có nguồn quỹ xã hội để phục vụ cho việc thăm hỏi khi ốm đau, sử dụng cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao… qua đó làm tăng tình đoàn kết, gắn bó giữa các thành viên. Hiện nay, mô hình nhóm tiết kiệm vốn vay thôn bản đã được triển khai tại 8 xã vùng Lìa với 262 nhóm tiết kiệm, gồm: Ba Tầng, A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Hướng Lộc, Thuận và xã Húc cùng với các thôn, bản tại 5 xã, thị trấn dọc đường 9 như: Lao Bảo, Tân Thành, Tân Long, Tân Lập, Khe Sanh với sự tham gia của gần 6.000 hội viên, tổng số vốn huy động được trong những năm qua lên đến hơn 25 tỉ đồng, đã và đang cho vay số tiền hơn 23 tỉ đồng.

Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Hướng Hóa Hồ Thị Thanh Thủy cho biết: “Mặc dù nguồn vốn cho vay của nhóm hạn chế do cuộc sống của chị em vùng cao còn nhiều khó khăn nhưng với mục đích sử dụng vốn vay có hiệu quả đồng thời đóng tiết kiệm đúng thời gian quy định đã giúp cho chị em phụ nữ đặc biệt là phụ nữ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số biết cách sử dụng đồng tiền đúng mục đích để tạo dựng nguồn tài chính và phát triển kinh tế gia đình. Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục duy trì, phát triển mô hình này ra toàn huyện. Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các lớp tập huấn cung cấp kiến thức, nâng cao kĩ năng sử dụng nguồn tiết kiệm vốn vay thôn bản có hiệu quả hơn. Tổ chức các hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao kiến thức về quản lí tài chính hộ gia đình, tạo thói quen tiết kiệm, đồng thời giúp phụ nữ nghèo vùng dân tộc thiểu số có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế nhằm cải thiện đời sống gia đình”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Người Pa Kô nuôi “chuột núi”

Hiếu Giang |

Lâu nay, người dân tộc Pa Kô chỉ quen với việc săn, bẫy bắt con dúi (còn gọi là chuột núi) sinh sống trên rừng. Được sự hỗ trợ của dự án Plan, giữa năm 2019 một số hộ dân bản ở thôn Vực Leng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã bắt đầu nuôi dúi. Đến nay dúi nuôi đã phát triển, sinh sản tốt, đầu ra ổn định khiến người dân rất phấn khởi vì có thêm sinh kế mới.

Video Nhà sàn giữa đại ngàn

Trần Tú - Hồng Quân - Ngọc Tú - Như Hòa |

Tìm về cội nguồn. Tập 2: Nhà sàn giữa đại ngàn

Hội chợ thương mại huyện Hướng Hoá năm 2019 sẽ được tổ chức tại xã Tân Lập

Điếu Ngao |

UBND huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) vừa đồng ý chủ trương cho Công ty TNHH Thanh Huyền My tổ chức Hội chợ Thương mại huyện Hướng Hoá năm 2019.

Cô giáo mầm non ở Quảng Trị hiến đất xây trường học

Lâm Phương - Văn Tiến |

Giữa thời buổi người ta xem tấc đất là tấc vàng, thì ở thôn Gia Giã, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) có một cô giáo Vân Kiều đã hiến hàng trăm mét vuông đất để xây dựng trường mầm non. Đó là cô giáo HồThị Trung, giáo viên của Trường Mầm non Hướng Hiệp huyện Đakrông.

Mái nhà Quảng Trị

Phạm Xuân Dũng |

Nhiều người ví von ở Quảng Trị có một vùng đất gần giống với Đà Lạt, không chỉ ở độ cao và thời tiết mà còn là đa dạng sinh học cùng với những điều kì thú khác giữa Trường Sơn thăm thẳm đại ngàn. 

Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá, tại sao không?

YMS |

Trên Face Book sáng nay, chủ nhật 01/12/2019, bà Nguyễn Thị Huyền, Trưởng phòng Văn hoá - Thông tin huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã mạnh dạn nêu lên ý nghĩ cần tổ chức Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá đã thu hút sự quan tâm, ủng hộ của những người tâm huyết với quê hương và cộng đồng mạng.

Thị xã Quảng Trị - khát vọng hòa bình và phát triển

QRTV |

Thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) đang vươn lên trên hành trình trở thành một thành phố Vì hòa bình. 

Ước mơ của cô bé Vân Kiều bị viêm xương và tuỷ

Kăn Sương |

Dù phải gác lại việc học để điều trị bệnh viêm xương và tủy nhưng em Hồ Thủy Linh, người Vân Kiều, học sinh lớp 6A, Trường tiểu học và THCS Hướng Việt, huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) vẫn không từ bỏ ước mơ tiếp tục được cùng các bạn đến trường học tập, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.