Công tác giải phóng mặt bằng, nhìn từ thị trấn vùng biên Lao Bảo

Bích Liên |

Trong khi ở nhiều nơi, công tác giải phóng mặt bằng, nhường đất để xây dựng hệ thống đường sá, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh gặp nhiều khó khăn thì tại thị trấn vùng biên Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), với ý thức xây dựng thị trấn trở thành đô thị văn minh, giàu đẹp, nhiều người dân sẵn sàng hiến đất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giải phóng mặt bằng, góp phần tích cực trong thu hút đầu tư vào địa bàn. Từ sự vào cuộc người dân để góp phần xây dựng đô thị văn minh, có thể thấy việc huy động sức dân, tạo sự đồng lòng, đồng sức trong nhân dân tại thị trấn Lao Bảo đã và đang phát huy hiệu quả rất tích cực.

Đường Tố Hữu đi qua khóm Tân Kim thuộc thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa trước đây đi lại rất khó khăn. Trời nắng bụi bẩn, trời mưa lầy lội. Từ khi được sự đầu tư của dự án Tiểu vùng sông Mê Kong do UBND tỉnh làm chủ đầu tư, con đường chính thức được đi vào khởi công xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ. Để con đường hoàn thành đúng theo kế hoạch, phải kể đến sự góp sức của những người dân trong việc tạo điều kiện để công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi nhất.

Một góc tái định cư Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo
Một góc tái định cư Ka Tăng, thị trấn Lao Bảo

     Cũng như những người dân ở đây, ông Trần Văn Dương ở khóm Tân Kim, thị trấn Lao Bảo luôn ý thức rằng, việc đầu tư, xây dựng đường sá, cơ sở hạ tầng là gắn liền với lợi ích của mỗi một công dân. Chính vì vậy, khi con đường được mở rộng ảnh hưởng đến nhiều diện tích đất của gia đình, ông vẫn sẵn sàng hợp tác, hy sinh một phần lợi ích cá nhân, nhường đất để xây dựng hệ thống đường theo kế hoạch. Cùng với đó, ông thường xuyên vận động bà con trong khóm, tạo điều kiện thuận lợi nhất để chính quyền và các nhà thi công bắt tay xây dựng con đường.Ông Dương chia sẻ rằng: “Từ khi người dân trong khóm tiếp nhận được kế hoạch của thị trấn về việc xây dựng hạng mục cơ sở hạ tầng cho nhân dân để tạo ra tiền đề xây dựng đô thị trong thời gian tới, thì nhân dân chúng tôi hiểu rất rõ về vấn đề này. Chúng tôi luôn ý thức rằng, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá là phục vụ nhu cầu dân sinh, đi lại, chính vì vậy, mỗi người dân cũng cần có trách nhiệm trong đó...Tất nhiên, khi nhường đất thì có sự hỗ trợ một mặt nào đó của dự án song người dân sẽ không tránh được những thiệt thòi, tuy nhiên, chúng tôi không bận tâm nhiều về những điều đó.”

     Tại thị trấn Lao Bảo, nằm trong lộ trình xây dựng đô thị đầu cầu trên tuyến hành lang kinh tế Đông tây và đô thị loại IV theo Quyết định số 1659/ QĐTTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển chương trình đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020 , nhiều dự án đã và đang được triển khai tại đây. Tại tham luận liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư trên địa bàn thị trấn trình bày tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Hướng Hóa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, ông Nguyễn Hữu Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND Thị trấn Lao Bảo cho biết, nhờ công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành thuận lợi nên các dự án đầu tư vào địa bàn được triển khai nhanh chóng, không có nhiều vướng mắc. Điển hình là dự án tái định cư cho 52 hộ đồng bảo dân tộc thiểu số bản Ka Tăng, thuộc dự án Cụm cửa khẩu mở rộng đã đến nơi ở mới ổn định cuộc sống; Dự án hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị Lao Bảo giai đoạn II do BQL Khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư gồm 13 tuyến, có 204 hộ bị ảnh hưởng, công tác GPMB đạt 100%, trong đó Nhân dân hiến hàng ngàn m2 đất để làm đường không đòi hỏi đền bù; Dự án phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông (gọi tắt GMS) gồm 13 tuyến, với tổng chiều dài gần 10 km, có 779 hộ bị ảnh hưởng, công tác GPMB đạt 100%. Trong đó tổng diện tích đất bị thu hồi 99.579 m2, có rất nhiều hộ bàn giao từ 2.000 - 3.000 m2 đất, nhà ở và quầy quán kinh doanh cho đơn vị thi công kịp thời đúng tiến độ. Hiện nay dự án GMS giai đoạn II, thị trấn Lao Bảo tiếp tục được đầu tư 3 tuyến, với yêu cầu của dự án không đền bù về đất đai, vật kiến trúc, cây trồng; Đảng ủy thị trấn đã chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc và đa số hộ dân bị ảnh hưởng đều tự nguyện hiến đất, vật kiến trúc, cây trồng để xây dựng đường giao thông, trong đó có hộ hiến vật kiến trúc trị giá gần cả trăm triệu đồng; Dự án thủy điện Hướng Phùng - Lao Bảo có 39 hộ bị ảnh hưởng, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 95%. Ngoài ra các công trình điện dân sinh, điện chiếu sáng và các công trình khác 100% hộ gia đình đều hiến đất để xây dựng.

Thị trấn Lao Bảo hôm nay
Thị trấn Lao Bảo hôm nay

     Mặc dù tại thị trấn Lao Bảo, tấc đất là tấc vàng, thì nhiều người vẫn sẵn sàng hiến đất, phá bỏ cổng, hàng rào để cùng các nhà đầu tư mở rộng, quy hoạch lại hệ thống đường, khu tái định cư góp phần xây dựng khu đô thị văn minh nơi vùng biên.

     Tại khóm Ka Túp, với 100% dân số là đồng bào dân tộc ít người, song ý thức về xây dựng hệ thống đường, cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh của người dân ở đây rất cao. Dù chưa nhận được tiền đền bù đất, người dân ở đây vẫn sẵn sàng tạo điều kiện để thi công công trình đường đi qua khóm. Công tác giải phóng mặt bằng ở đây nhanh chóng được giải quyết dứt điểm 100%, con đường đi qua khóm đã hoàn thành đúng tiếp độ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lạo, giao thương buôn bán.

     Chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giải phóng mặt bằng, góp phần thu hút đầu tư vào địa bàn, ông Nguyễn Hữu Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Lao Bảo cho rằng: “Chúng tôi đã vào cuộc cả hệ thống chính trị, trong đó cấp ủy Đảng tập trung chỉ đạo toàn diện, tăng cường công tác quản lí của chính quyền, sự phối hợp đồng bộ của mặt trận từ thị trấn đến thôn bản, công khai quy hoạch chi tiết quy hoạch về phát triển quỹ đất cũng như phát triển các dự án. Đặc biệt là công khai cho người dân về chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến chính sách đền bù ành hưởng đến người dân. Phát huy vai trò của cán bộ Đảng viên già làng trưởng bản, người uy tín trong cộng đồng dân cư.”

     Có thể thấy, sự vào cuộc tích cực của người dân đã và đang tạo thiện cảm với các nhà đầu tư vào thị trấn vùng biên Lao Bảo, góp phần tạo nên một vóc dáng, diện mạo mới, để Lao Bảo sớm trở thành chặng dừng chân lý tưởng trên con đường du lịch xuyên Á, xứng đáng là “đô thị vàng” giữa vùng rừng núi miền tây Quảng Trị.

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Hướng Hóa)

TAGS

Tân Lập chuyển mình trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC)

Nguyễn Đăng Thái |

Tân Lập là một xã kinh tế mới thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ tháng 9 năm 1975, với một bộ phận Nhân dân từ các xã Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thuận của huyện Triệu Phong theo chủ trương di dân tái định cư, đưa một bộ phận nhân dân từ đồng bằng lên miền núi xây dựng miền quê mới, cùng sinh sống với người Vân Kiều của thuộc bản Bù, bản Cồn, bản Vây đã định cư lâu năm.


Lần đầu tiên trong lịch sử giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn Thái Lan

Viên Viên |

Đầu tháng 8, mỗi tấn gạo trắng 5% tấm của Việt Nam xuất khẩu có giá cao hơn gạo Thái Lan cùng loại khoảng 15 USD.

Đề xuất dự án 150 tỷ đồng đầu tư hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh

Khánh Hưng |

UBND huyện Hướng Hóa vừa có báo cáo đề xuất gửi UBND tỉnh Quảng Trị về chủ trương đầu tư dự án “Hạ tầng kỹ thuật thị trấn Khe Sanh".

Nhân rộng mô hình trồng cây cà gai leo ở xã Lìa

Kô Kăn Sương |

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những năm gần đây, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khuyến khích, hỗ trợ người dân trên địa bàn đầu tư phát triển nhiều mô hình cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt gần đây, xã đã liên kết với doanh nghiệp triển khai mô hình cây dược liệu cà gai leo, giúp người dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mô hình được người dân hưởng ứng và bước đầu mang lại kết quả khả quan.