Đakrông đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế

Ngọc Trang |

Thời gian qua, huyện Đakrông (Quảng Trị) triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với tiềm năng và thế mạnh từng vùng, miền trên địa bàn.

Nhờ vậy, từng bước nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho Nhân dân, góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới (NTM), thúc đẩy phát triển KT-XH ở địa phương.

Thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 và Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025, huyện Đakrông tập trung chỉ đạo lồng ghép các nội dung vào nghị quyết, chương trình hành động về kế hoạch phát triển KT-XH hằng năm, ban hành một số cơ chế, chính sách cụ thể trên các lĩnh vực quan trọng.

Trong đó, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị, địa phương nhằm thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trên địa bàn huyện. Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hóa. Nhờ vậy, việc cơ cấu lại nền kinh tế của huyện bước đầu đạt được kết quả đáng ghi nhận. Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện tập trung cơ cấu lại sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, theo chuỗi liên kết, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, khuyến khích xuất khẩu nông sản.

Ứng dụng công nghệ hiện đại đóng gói sản phẩm tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở thị trấn Krông Klang - Ảnh: N.T
Ứng dụng công nghệ hiện đại đóng gói sản phẩm tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh ở thị trấn Krông Klang - Ảnh: N.T

Tập trung phát triển mở rộng diện tích trồng lạc, đậu xanh tại vùng Ba Lòng, Triệu Nguyên và Mò Ó; nhân rộng, phát triển các loại cây ăn quả đặc sản mang lợi thế của từng vùng như chuối lùn, dứa tại khu vực Tà Rụt, dưa hấu tại Mò Ó và Triệu Nguyên, mở rộng diện tích trồng lúa nếp than trên các chân ruộng thiếu nước tại các xã như: A Ngo, Tà Long, Đakrông, Hướng Hiệp. Tiếp tục duy trì, nhân rộng các mô hình có hiệu quả như trồng cây dược liệu Sâm Bố chính tại xã Triệu Nguyên.

Nhân rộng mô hình trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng bằng cây giâm hom và nuôi cấy mô. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành chăn nuôi, phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại có liên doanh, liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo chuỗi giá trị trong chăn nuôi. Do vậy, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện tăng, ước cuối năm 2022 đạt 58,32 tỉ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2020; sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân giai đoạn 2021 - 2022 đạt 1.350 tấn/năm.

Nhận thức của người dân ở huyện về phát triển kinh tế trong chăn nuôi ngày càng được nâng cao, đặc biệt là phát triển chăn nuôi dê cỏ địa phương, bò, lợn bản, gà Ri; chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ sang hướng sản xuất hàng hóa. Hiện trên địa bàn huyện có 8 gia trại chăn nuôi và 7 tổ hợp tác chăn nuôi, các sản phẩm chăn nuôi phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất bán cho các địa bàn lân cận trong tỉnh; có 4 HTX và 12 tổ hợp tác hoạt động lĩnh vực nông nghiệp.

UBND huyện cũng tích cực làm việc với các chủ đầu tư có nhu cầu khảo sát đầu tư khu chăn nuôi lợn công nghệ cao trên tinh thần khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ở huyện phát triển khá, tăng cả số lượng cơ sở và giá trị sản xuất. Các dự án khai thác thủy điện, khai thác cát sỏi lòng sông, dăm gỗ đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Toàn huyện có 387 cơ sở sản xuất CN - TTCN. Các ngành công nghiệp có thế mạnh duy trì được sức cạnh tranh, thị trường tiêu thụ ổn định. Kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Krông Klang được đầu tư xây dựng; công tác kêu gọi, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp này được quan tâm chỉ đạo. Khu vực thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển khá ổn định, năm 2021 đạt 5,53%, năm 2022 dự kiến đạt trên 7,5%.

Việc cơ cấu lại ngành dịch vụ được triển khai tích cực theo hướng nâng cao chất lượng, tập trung đầu tư cơ sở vật chất và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm mang thương hiệu địa phương. Tình hình giá cả các mặt hàng tiêu dùng cơ bản ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá gây bất ổn thị trường. Thương mại điện tử có những bước phát triển nhằm bắt kịp xu thế của thị trường. Huyện đã tích cực hoàn thiện quy hoạch, đầu tư tôn tạo các điểm di tích lịch sử văn hóa và xây dựng phương án trùng tu, bảo tồn gìn giữ nhằm góp phần phát triển nhiều địa điểm du lịch trên địa bàn.

Nhằm tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2023 - 2025, thời gian tới, huyện tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, trong đó, thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện các dự án, công trình theo đúng tiến độ. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên các công trình kết cấu hạ tầng, các công trình cấp bách nhằm phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực phát triển KT-XH.

Thực hiện chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm; tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị phát triển ổn định, bền vững. Phát triển các loại thị trường như: tài chính, quyền sử dụng đất, lao động, khoa học công nghệ; nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực. Đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn. Cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.

Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến, phù hợp, hiệu quả, mở rộng sản xuất hàng hóa. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết “4 nhà” để gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành công nghiệp; khai thác triệt để thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để số hóa, công nghệ hóa phương thức sản xuất, kinh doanh nhằm tăng năng suất, chất lượng, sử dụng tài nguyên và năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tập trung thu hút đầu tư tư nhân vào các ngành du lịch, dịch vụ mũi nhọn; khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Hỗ trợ thanh niên ở huyện Đakrông xuất khẩu lao động

Tú Linh |

Thanh niên dân tộc thiểu số nếu tự mình tìm hiểu thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) để giải quyết việc làm của bản thân là vấn đề không hề dễ dàng vì nhiều nguyên nhân.

Khánh thành 2 Thư viện thân thiện tại huyện Đakrông và TP. Đông Hà

Văn Tiến |

Ngày 16/11, Văn phòng dự án tổ chức Zhi -San Foundation tại Việt Nam phối hợp với Quỹ bảo trợ trẻ em Quảng Trị, huyện Đakrông và TP. Đông Hà tổ chức lễ khánh thành, bàn giao đưa vào sử dụng thư viện thân thiện tại Trường THPT Đakrông và Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, TP. Đông Hà.

Hỗ trợ xây mới và sửa chữa 911 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở huyện Đakrông

Thu Hạ |

Ngày 14/11, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025”, phạm vi áp dụng tại các xã thuộc huyện Đakrông với tổng số vốn cần có để thực hiện trên 90,57 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách trung ương 30 tỉ đồng, vốn ngân sách địa phương 3 tỉ đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác (huy động từ cộng đồng, dòng họ và chính bản thân hộ gia đình được hỗ trợ) trên 57,57 tỉ đồng.

Giao lưu, đối thoại việc làm cho hơn 500 đoàn viên, thanh niên huyện Đakrông

Tú Linh |

Trong hai ngày 12 và 13/11, Sở LĐ,TB&XH Quảng Trị phối hợp với Trung tâm lao động ngoài nước, Bộ LĐ,TB&XH, UBND huyện Đakrông tổ chức Chương trình giao lưu, đối thoại về việc làm cho 500 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện. Đại diện các sở, ban, ngành liên quan và 9 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hoạt động lĩnh vực xuất khẩu lao động đăng ký tuyển dụng hàng trăm chỉ tiêu xuất khẩu lao động tại Nhật Bản, Hàn Quốc… tham dự.