Để ngành nghề nông thôn phát triển bền vững

An Phong |

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã có nhiều chính sách hỗ trợ các ngành nghề nông thôn phát triển. Thực tế đã chứng minh, phát triển ngành nghề nông thôn sẽ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn…

Theo số liệu thống kê của các ngành chức năng, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 66 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, tập trung vào các nhóm nghề chính như chế biến, bảo quản nông - lâm - thủy sản; sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, cơ khí nhỏ; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Đóng chai nước mắm ở một cơ sở chế biến nước mắm tại thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Ảnh: AP
Đóng chai nước mắm ở một cơ sở chế biến nước mắm tại thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng. Ảnh: AP

Giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn tăng qua từng năm, với việc các ngành nghề nông thôn hoạt động ổn định, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn; tổng giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn trong năm 2019 phân theo 7 nhóm, ngành theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (theo giá hiện hành) ước đạt 304 tỉ đồng; tổng lao động thường xuyên và thời vụ hoạt động trong ngành nghề nông thôn là trên 5.500 lao động; thu nhập bình quân lao động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn đạt 20 - 22 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn chế như phát triển chậm, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm chưa cao…; nhiều cơ sở ngành nghề nông thôn chưa mạnh dạn đầu tư để sản xuất; việc huy động nguồn vốn để đầu tư vào phát triển sản xuất- kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của các hộ gia đình; việc ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất trong ngành nghề nông thôn còn hạn chế; một số nhóm ngành nghề phát triển còn gặp khó khăn, mang tính cầm chừng, chưa bền vững; nhiều nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một…

Để phát triển bền vững ngành nghề nông thôn, tỉnh Quảng Trị đã đặt ra nhiệm vụ trong thời gian tới như khuyến khích các cơ sở đầu tư trang thiết bị, mặt bằng sản xuất; xây dựng nhà xưởng và đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Hỗ trợ việc áp dụng cơ khí hóa, ứng dụng công nghệ và các thiết bị sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn.

Duy trì các ngành nghề sản xuất truyền thống đặc thù của địa phương. Chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm làng nghề; khuyến khích thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác trong làng nghề; huy động nguồn vốn để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa một số công đoạn sản xuất; tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề đang hoạt động và có khả năng phát triển; căn cứ vào tình hình thực tế để du nhập một số ngành nghề mới có khả năng phát triển…

Khôi phục và phát triển các ngành nghề ở các làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một. Nghiên cứu để du nhập một số ngành nghề, sản phẩm mới có lợi thế về nguyên liệu, có thị trường tiêu thụ và sử dụng nhiều lao động nông thôn để có định hướng chuyển đổi nghề cho người dân (tùy theo điều kiện của từng địa phương để du nhập một số ngành nghề mới có khả năng phát triển).

Khuyến khích phát triển các làng nghề gắn với điểm du lịch và tuyến du lịch để phục vụ nhu cầu tham quan, mua sắm quà lưu niệm của du khách…; hỗ trợ các cơ sở làng nghề có các sản phẩm đặc trưng đã được du khách và thị trường biết đến để xây dựng các quầy hàng, gian hàng trưng bày, bán sản phẩm tại các tuyến du lịch…; trên cơ sở chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã được ban hành, khuyến khích, kêu gọi các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm đặc trưng, đã được bày bán trên thị trường tham gia vào chương trình nhằm nâng cao giá trị, tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường…

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị cũng đã có các giải pháp chủ yếu như thực hiện phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội địa phương; quy hoạch tạo quỹ đất để tập trung các cơ sở chế biến nông - lâm - thủy sản đảm bảo các tiêu chí theo quy định của pháp luật…; tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi về vốn, tín dụng cho các cơ sở ngành nghề nông thôn; hướng đến các nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư đổi mới công nghệ, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới…; ban hành các cơ chế, chính sách giúp cơ sở ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước…; triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; nghiên cứu lựa chọn các làng nghề và sản phẩm làng nghề tiêu biểu để xây dựng thương hiệu; tổ chức cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia các hội chợ để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước; đẩy mạnh ứng dụng và phát triển khoa học- công nghệ trong hoạt động sản xuất của ngành nghề nông thôn (ưu tiên các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ); có chính sách hỗ trợ các cơ sở ngành nghề nông thôn triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sản phẩm; khuyến khích ứng dụng khoa học- công nghệ vào sản xuất ở làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của làng nghề truyền thống (chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường làng nghề); tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó ưu tiên công tác đào tạo nghề tại các làng nghề, làng nghề truyền thống; kêu gọi, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ngành nghề nông thôn; có chính sách thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo cho lao động nông thôn… và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cam Lộ sẽ đón bằng công nhận huyện nông thôn mới vào ngày 23.7

Nguyễn Lựu |

Ban Chỉ đạo và Ban tổ chức các ngày lễ lớn huyện Cam Lộ  (Quảng Trị) vừa họp triển khai kế hoạch tổ chức Lễ đón Bằng công nhận huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định 520/QĐ-TTg ngày 16.4.2020 của Thủ tướng Chính phủ.

Quảng Trị: Ốc bươu vàng xuất hiện dày đặc

Công Điền |

Hàng trăm hecta lúa vụ hè thu của nông dân Quảng Trị đang bị nạn ốc bươu vàng đe dọa khiến nông dân rất lo lắng.

Thành quả sau 5 năm tạo tiền đề vững chắc để xã A Bung bước vào nhiệm kỳ mới

Hồ Sỹ Phùng |

Vào những ngày trung tuần của tháng 6 năm 2020, cán bộ và nhân dân các dân tộc ở xã A Bung huyện Đakrông (Quảng Trị) ra sức thi đua và phấn khởi chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VI nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Trong không khí khẩn trương diễn ra trên khắp các nẻo đường, thôn, bản, chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 sắp tới.

Thị xã Quảng Trị đẩy mạnh xã hội hóa hạ tầng đô thị

Lê Thảo - Minh Trí |

Cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, thời gian qua, thị xã Quảng Trị đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn hướng tới hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, góp phần đưa bộ mặt đô thị của thị xã Quảng Trị (Quảng Trị) ngày càng khởi sắc.