Diện mạo mới ở vùng nông thôn miền núi huyện Đakrông

Thanh Lê |

Với địa bàn rộng, dân cư phân tán, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở huyện Đakrông (Quảng Trị) bước đầu gặp không ít khó khăn. 

Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, góp sức của người dân, chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện miền núi này đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân và thay đổi diện mạo nông thôn miền núi.

Là xã miền núi thuộc khu vực II, Mò Ó có tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80% dân số, đời sống kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) từ điểm xuất phát thấp nên địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện cũng như giữ vững từng tiêu chí đã đạt. Đến thời điểm này, xã Mò Ó đã đạt được 12/19 tiêu chí xây dựng NTM, phấn đấu đến cuối năm 2021, xã đạt thêm 3 tiêu chí gồm trường học, môi trường và hệ thống chính trị.

Các trường học trên địa bàn huyện Đakrông được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học tại địa phương - Ảnh: T.L
Các trường học trên địa bàn huyện Đakrông được xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu dạy và học tại địa phương - Ảnh: T.L

Bí thư Đảng ủy xã Mò Ó Phan Văn Lực cho biết: “Đối với một xã miền núi có nhiều đặc thù như Mò Ó, để đạt được kết quả trong xây dựng NTM như hôm nay thực sự là một sự nỗ lực lớn của địa phương. Chính chương trình xây dựng NTM đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho vùng nông thôn miền núi. Đời sống người dân được cải thiện rõ nét so với trước đây. Những chuyển dịch trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Trên các lĩnh vực văn hóa- xã hội, quốc phòng - an ninh cũng đạt được nhiều kết quả quan trọng”.

Thực hiện chương trình xây dựng NTM, nền nông nghiệp trên địa bàn huyện Đakrông đã có sự đổi mới đáng ghi nhận. Đặc biệt là việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo ra được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của huyện giai đoạn 2016 - 2020 đạt 12%/năm. Chương trình xây dựng NTM tạo được bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, phát triển mạnh về kết cấu hạ tầng, làm thay đổi khá toàn diện bộ mặt nông thôn, nông nghiệp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên; vai trò của hệ thống chính trị và chủ thể của người dân được phát huy.

Từ năm 2016 - 2020, địa phương đã huy động 886.178 triệu đồng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trọng tâm là đầu tư xây dựng các công trình về giao thông, thủy lợi, thiết chế văn hóa, y tế, giáo dục; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đạt 121/228 tiêu chí xây dựng NTM (tăng 33 tiêu chí so với năm 2016); xã Triệu Nguyên đạt chuẩn NTM.

Cùng với những kết quả đạt được, thực tế xây dựng NTM tại huyện Đakrông thời gian qua vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế. Công tác tuyên truyền về thực hiện chương trình xây dựng NTM ở một số địa phương thiếu thường xuyên, chưa sâu rộng, hình thức và phương pháp chưa thích hợp. Các hình thức tổ chức sản xuất chưa phát triển, hoạt động chưa hiệu quả, vai trò của hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác chưa được phát huy.

Bên cạnh đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chưa rõ nét, thiếu bền vững; sản xuất chủ yếu là thủ công, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp. Công tác quy hoạch, phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, các ngành nghề truyền thống ở nông thôn chưa được chú trọng. Vì vậy, chưa chuyển dịch được cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn. Việc chuyển giao áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp chưa mạnh. Kết cấu hạ tầng nông thôn đã được đầu tư nhưng chưa tương xứng, đồng bộ; giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự ở một số nơi còn nhiều khó khăn.

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, huyện Đakrông đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 có từ 3 - 4 xã đạt chuẩn NTM (trong đó có 1 xã đạt NTM kiểu mẫu). Số tiêu chí NTM đạt được là 185/228 tiêu chí (tăng 64 tiêu chí so với năm 2020) và có 30 thôn trên địa bàn đạt chuẩn NTM.

Để đạt mục tiêu đề ra, nhiều giải pháp đã được huyện Đakrông đưa ra và quyết tâm thực hiện. Trong đó quan tâm thực hiện tốt công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng sản xuất nông nghiệp. Phát triển các mô hình sản xuất hàng hóa liên kết tiêu thụ sản phẩm, trọng tâm là chuyển từ sản xuất nông nghiệp theo hộ gia đình riêng lẻ, tự cung tự cấp sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết hàng hóa, áp dụng khoa học công nghệ, hướng tới nền nông nghiệp sạch, tạo ra hàng hóa dịch vụ gắn với vùng phát triển sản xuất. Chú trọng phát triển tổ chức sản xuất theo các hình thức trang trại, HTX, tổ hợp tác; hình thành các mô hình liên kết theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm giữa các tổ chức, nông dân với doanh nghiệp; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thương mại, du lịch, dịch vụ.

Đồng thời, huyện Đakrông quan tâm hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực về tổ chức, quản lý, tiếp cận thị trường. Hình thành các HTX, tổ hợp tác hoạt động đa chức năng ở địa bàn nông thôn. Khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp tham gia vào quá trình chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Tăng cường đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp từ các khâu của quy trình sản xuất như giống, vật tư, hạ tầng kỹ thuật, thực hành sản xuất, thu hoạch, chế biến, gắn với liên kết tiêu thụ hàng hóa. Tích cực đề xuất cấp có thẩm quyền quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo quy hoạch và kế hoạch được phê duyệt đảm bảo tính thống nhất và phát triển toàn diện, đồng bộ, bền vững.

Tổ chức thực hiện tốt các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển NTM. Việc xây dựng, quảng bá sản phẩm nông nghiệp cũng được địa phương tăng cường thực hiện. Cùng với đó, huyện Đakrông sẽ tiếp tục thực hiện việc đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đảm bảo ngang tầm nhiệm vụ chính trị và thực hiện chương trình xây dựng NTM.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thiết lập cơ sở điều trị COVID-19 tại huyện Đakrông

Tây Long |

Ngày 29/11, theo thông tin từ Sở Y tế, cơ sở điều trị COVID-19 cấp 1 với quy mô 50 giường bệnh vừa được thành lập tại huyện Đakrông (Quảng Trị). Cơ sở này trực  thuộc Trung tâm Y tế huyện, sử dụng cơ sở hạ tầng của Khoa Nội, Khoa Nhi và Khoa Truyền nhiễm của trung tâm.

Kịp thời hỗ trợ 239 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng phong tỏa tạm thời tại huyện Đakrông

Quang Đăng |

Ngày 22/11, Hội LHPN huyện Đakrông (Quảng Trị) đã trao 239 suất quà gồm gạo, mì ăn liền, rau, củ, quả các loại cho hội viên phụ nữ ở thị trấn Krông Klang và các xã: Hướng Hiệp, Mò Ó, Tà Long. Gia đình các hội viên được hỗ trợ đều nằm trong vùng phong tỏa tạm thời, gặp nhiều khó khăn do COVID-19.

Trao gạo của bạn đọc cho người dân nhiễm COVID-19 ở huyện Đakrông

Thiên Sơn |

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị), nhiều tổ chức, cá nhân đã kêu gọi hỗ trợ lương thực cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi này.

Quảng Trị: Ghi nhận thêm 30 ca nhiễm COVID-19 tại Đakrông

Trường Sơn |

Sáng ngày 19/11/2021, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị vừa thông tin về 30 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2, tất cả các ca mắc trên đều được ghi nhận tại huyện Đakrông.