Đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính và chính quyền các cấp

Minh Phương |

Đánh giá khái quát về công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị nhận định, thời gian qua nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về công tác dân vận đã có chuyển biến rõ nét, nhất là thực hiện trách nhiệm, đạo đức công vụ, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, góp phần phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tuy nhiên, công tác dân vận ở một số cơ quan vẫn còn hạn chế; việc cụ thể hóa thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác dân vận còn thiếu kịp thời, chưa thường xuyên; một số sở, ngành chưa gắn kết công tác dân vận với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Việc xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu trọng tâm, chưa bám sát với thực tiễn…

Như chúng ta đã biết, trong những thành tựu đạt được về các mặt của đất nước, của các ngành, địa phương có vai trò đóng góp quan trọng của công tác dân vận. Nhờ đẩy mạnh công tác dân vận, nhiều vấn đề tưởng chừng khó khăn, khó giải quyết qua nhiều năm còn tồn tại được tập trung giải quyết, tháo gỡ, phục vụ người dân, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận xã hội để tập trung phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN. Trước đây, trong xã hội còn có nhận thức công tác dân vận là của những người làm chuyên trách của các cấp ủy đảng, của các tổ chức chính trị-xã hội, trong khi các hoạt động kinh tế, xã hội thì sự tiếp xúc, tương tác với các tầng lớp nhân dân tập trung rất nhiều ở các cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp. Bởi vậy đã có nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước nhấn mạnh công tác dân vận không chỉ của các cấp ủy đảng, đoàn thể mà còn là trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp.

 

Để tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận của hệ thống chính trị theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị ban hành Chỉ thị về tiếp tục tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới. Nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra là các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các ban, ngành, địa phương trong tỉnh cần tăng cường chỉ đạo công tác dân vận, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài của hệ thống chính trị, gắn công tác dân vận với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận của cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới” gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, kết luận của trung ương, của tỉnh về công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Cùng với đó là nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận. Thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức công vụ, phát huy vai trò gương mẫu, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ Nhân dân; thực hiện phong cách làm việc “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”; khắc phục bệnh thành tích, hành chính, quan liêu xa dân.

Tiếp tục phát động và thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Thực hiện Quy chế dân chủ một cách sâu rộng, thực chất; bảo đảm sự tham gia giám sát và quyền làm chủ của Nhân dân trong triển khai các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức thực hiện tốt Luật Tiếp cận thông tin nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân; nghiêm túc thực hiện công tác tiếp công dân; công khai, đối thoại trực tiếp với Nhân dân tại cơ sở, nơi xảy ra vụ việc. Tập trung giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, nhất là những vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm; phát huy vai trò tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải ở cơ sở; giải quyết kịp thời những bức xúc chính đáng của người dân.

Chủ động phối hợp, tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; tiếp thu, giải quyết kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động. Tăng cường kiểm tra, thanh tra công vụ, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, gây phiền hà cho Nhân dân, xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của Nhân dân.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Làm tốt công tác cải cách hành chính ở một xã biên giới

Kô Kăn Sương |

Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, UBND xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các thủ tục hành chính (TTHC). Qua đó, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân khi đến giao dịch tại bộ phận “một cửa” của UBND xã, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH ở xã vùng biên.

Triệu Phong phấn đấu giải quyết thủ tục hành chính nhanh nhất cho cá nhân, tổ chức

Nguyễn Vinh |

Thời gian qua, công tác chỉ đạo, điều hành về công tác cải cách hành chính ở huyện Triệu Phong (Quảng Trị) được tích cực triển khai. Theo đó, UBND huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính. Đồng thời nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp trong huyện cũng như đội ngũ công chức, viên chức tích cực tham gia công tác tuyên truyền cải cách hành chính; tạo điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp tích cực góp ý, tham gia, giám sát cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện cải cách hành chính. Nhờ đó, từ đầu năm 2021 đến nay, UBND huyện và UBND các xã, thị trấn không tiếp lượt công dân nào đến khiếu nại kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

Cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục

Phương Minh |

Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã thảo luận, thống nhất ban hành một số nghị quyết về kinh tế - xã hội, trong đó có Nghị quyết đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025. Đây được xem là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong chỉ đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị, là một trong những đột phá để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; được tiến hành đồng bộ, thống nhất, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thực tiễn và sự phát triển của địa phương; phấn đấu đến năm 2025 Quảng Trị trở thành tỉnh năng động về môi trường đầu tư và kinh doanh.

Lượng người làm thủ tục hành chính liên quan xuất nhập cảnh tăng đột biến

Nhã Uyên |

Sau hơn 1 tháng tạm ngừng hoạt động để phòng chống COVID-19, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Quảng Trị đã mở cửa trở lại để tiếp nhận hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân từ ngày 11/10/2021.