Đưa xưởng may về khu vực nông thôn

Bá Thuần - Biên Cương |

Trong những năm gần đây, ở khu vực nông thôn xuất hiện thêm nhiều cơ sở may mặc, đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Có được điều đó là nhờ nhiều doanh nghiệp đã chọn lựa những nơi có điều kiện phù hợp, đầu tư xây dựng các xưởng may, đi đầu trong việc làm này là Công ty cổ phần May Quảng Trị.

Năm 2017, sau khi làm việc với huyện Triệu Phong về việc hợp tác mở một số cơ sở may mặc trên địa bàn, được huyện ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi, Công ty cổ phần May Quảng Trị đã thành lập Xưởng May Ái Tử. Từ đây, gần 80 lao động, chủ yếu là nữ ở trên địa bàn thị trấn và các xã lân cận như: Triệu Giang, Triệu Ái, Triệu Thượng, Triệu Long lâu nay sống bằng nghề nông hoặc buôn bán nhỏ, đặc biệt không ít người vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, sau khi được tuyển chọn và đào tạo đã trở thành công nhân. Trong môi trường làm việc mới, được hưởng các chế độ, chính sách như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thu nhập bình quân 1 tháng 4 đến 5 triệu đồng, họ rất yên tâm, phấn khởi.

Đưa xưởng may về khu vực nông thôn
Đưa xưởng may về khu vực nông thôn

Để tăng thêm doanh thu, lợi nhuận, đặc biệt góp phần cùng với xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, ngoài duy trì hoạt động ở Nhà máy may ở thị xã Quảng Trị, trong những năm qua Công ty cổ phần May Quảng Trị đã đi về những miền quê, khảo sát thực tế, phối hợp với chính quyền địa phương, đầu tư xây dựng thêm nhiều cơ sở may mặc. Việc phát triển các xưởng may ngay tại cơ sở đã đem lại nhiều lợi ích đó là công ty đỡ lo khâu nhà ở còn người lao động làm việc gần nhà, tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, có điều kiện chăm sóc gia đình và con cái. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đa số lao động chưa có tay nghề nên sau khi tuyển chọn, công ty đã tổ chức đào tạo tại chổ, gắn lý thuyết với thực hành. Cho đến nay, hơn 400 công nhân đã thành thạo các khâu trong sản xuất, đảm nhận hoàn thành tốt phần việc được giao.

Rõ ràng, sự hiện diện của những xưởng may ở khu vực nông thôn đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, nhất là đối với lao động nữ lâu nay sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nay trở thành công nhân, có việc làm và thu nhập ổn định. Chính vì vậy, hiện nay Công ty May Quảng Trị đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất và nghiên cứu, xây dựng thêm một số cơ sở may ở những nơi có điều kiện phù hợp.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Đưa chế biến gỗ thành ngành công nghiệp mũi nhọn vào năm 2020

Tiến Nhất |

Theo Đề án “Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ đến năm 2025” vừa được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt thì tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến 2025 các sản phẩm đồ gỗ Quảng Trị sẽ trở thành thương hiệu địa phương nổi tiếng của Việt Nam và quốc tế.

Mô hình trồng dưa lưới áp dụng công nghệ cao ở Triệu Phong

Thanh Hằng |

Thông qua Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị, Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam (Nhật Bản) đã tài trợ thực hiện Dự án trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng công nghệ cao được tiến hành trồng thử nghiệm tại thôn Phương An, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong.

Đầu tư điện mặt trời mái nhà, người dân bán điện ngược lại cho ngành điện

Tuấn Nghĩa |

Theo thông tin từ Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị), đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 110 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) với tổng công suất lắp đặt là 1.280,05kWp, trong đó có nhiều khách hàng đã bán điện ngược lại cho ngành điện.

Quảng Trị: Hơn 58 tỷ đồng đầu tư nhà máy sản xuất phôi nhôm từ phế liệu

Văn Dinh |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ra quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất phôi nhôm từ phế liệu.