Hải An đẩy mạnh phát triển kinh tế

Võ Văn Hạ |

Để đưa mức thu nhập bình quân đầu người trong năm 2021 đạt 58 triệu đồng, Đảng bộ và Nhân dân xã Hải An (Hải Lăng, Quảng Trị) đã đưa ra và thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn.

Hậu quả của thiên tai, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác xảy ra trong năm 2020 đã làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của 1.300 hộ dân ở xã Hải An, nhất là thiệt hại về chăn nuôi lợn, nuôi tôm công nghiệp, giao thông, thủy lợi và nhà cửa của Nhân dân. Đứng trước những khó khăn, thử thách đó, xã Hải An đã sớm đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế để thực hiện nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho Nhân dân trên địa bàn.

Cơ sở đóng thuyền ở Hải An
Cơ sở đóng thuyền ở Hải An

Qua tìm hiểu được biết: trong năm 2020 và gần 3 tháng đầu năm 2021, xã Hải An đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Về lĩnh vực kinh tế, xã Hải An đã đưa giá trị sản xuất đạt 462,624 tỷ đồng nâng mức thu nhập bình quân đầu người năm 2020 lên 52 triệu đồng, tăng 6,9 triệu đồng so với năm 2019. Đây là một kết quả phát triển kinh tế vượt bậc đối với một xã ở vùng biển bãi ngang ở xa trung tâm huyện lỵ. Sở dĩ, kết quả này xã Hải An có được là nhờ tập trung chỉ đạo hiệu quả việc khai thác và nuôi trồng hải sản trên địa bàn.

Theo anh Lê Bá Phước, Chủ tịch UBND xã Hải An cho biết: để khai thác hiệu quả đánh bắt hải sản trên biển, xã Hải An đã vận động và tạo mọi điều kiện cho hộ ngư dân nâng cấp ghe thuyền và mua sắm ngư lưới cụ. Được sự khuyến khích này nhiều ngư dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để đóng mới và nâng cấp ghe thuyền, loại dần ghe thuyền chèo bằng tay.

Chỉ tính trong năm 2020, số ghe thuyền ở xã Hải An tăng 27 chiếc, nâng tổng số ghe thuyền đánh bắt hải sản lên 375 chiếc với tổng công suất 2881 CV, tăng 310CV và giảm số ghe thuyền chèo tay 20 chiếc. Khi các loại phương tiện đánh bắt hải sản được đầu tư, ngư dân ở đây đã khai thác hải sản hết sức hiệu quả. Sản lượng đánh bắt trong năm 2020 đạt trên 2511 tấn, tăng 116,4 tấn, trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu 632,6 tấn, đạt 104 kế hoạch đề ra. Cùng với kết quả trên, xã Hải An còn thực hiện nuôi tôm công nghiệp 45,4ha, trong đó các hộ dân nuôi 31,2ha và công ty nuôi 14,2ha, sản lượng thu hoạch được 556,1 tấn.

Để việc nuôi tôm trên địa bàn phát triển mạnh, xã Hải An đã vận động Nhân dân thực hiện 7 mô hình nuôi tôm 2-3 giai đoạn. Hiện tại ở địa phương đã có 8 mô hình nuôi tôm 2-3 giai đoạn, trong đó có 4 mô hình được hỗ trợ 1,7 tỷ đồng, 4 mô hình còn lại do một số hộ dân tự bỏ vốn thực hiện. Bên cạnh đó, xã Hải An còn chuyển đổi và phát triển mới 13 hồ nuôi ốc hương, nâng diện tích nuôi trồng hải sản lên trên 46 ha. Về trồng trọt và chăn nuôi đã phát triển được 35,5 ha rau màu, riêng câu ném đã nâng được diện tích 13ha đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân ở đây. Đặc biệt vốn có lợi thế nguồn thức ăn sẵn có sau chế biến hải sản, xã Hải An đã tập trung chỉ đạo kích cầu tái đàn sau dịch tả lợn Châu Phi và có 10 hộ nuôi từ 10 con trở lên, có 24 hộ nuôi 65 lợn nái để cung cấp con giống trên địa bàn. Đồng thời tăng số lượng bò lai 91 con, nâng tổng đàn bò lên 129 con, mở 3 mô hình nuôi cá lóc, 1 mô hình nuôi hươu không bùn và 25 mô hình nuôi gà quy mô lớn đưa tổng đàn lên 10.500 con. Song song với việc làm trên, xã Hải An còn xác định trong chiến lược phát triển kinh tế ở vùng biển bãi ngang, nhất là nằm ở Khu kinh tế Đông nam của tỉnh thì phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Thực hiện nhiệm vụ này, xã Hải An đã phát triển được 152 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho 310 lao động có mức thu nhập ổn định.

Sản xuất nước mắm truyền thống ở thôn Mỹ Thủy
Sản xuất nước mắm truyền thống ở thôn Mỹ Thủy

Đặc biệt, các ngành nghề truyền thống như đóng ghe thuyền, chế biến nước mắm phát triển mạnh. Chỉ tính riêng về sản xuất nước mắm trong năm 2020, Tổ hợp tác và các hộ dân ở đây đã bán ra thị trường 887.950 lít nước mắm, tăng 5.050 lít. Đối với thương mại - dịch vụ, xã Hải An hiện có 260 cơ sở, tăng 16 cơ sở, tạo việc làm cho 370 lao động, nhất là ở khu vực bãi tắm Mỹ Thủy đang được địa phương đầu tư thêm các hạng mục như: điện thắp sáng, đường đi bộ, bãi giữ xe, khu vui chơi và nhà trưng bày sản phẩm... Chính nhờ xây dựng hướng đi đúng, khoa học và thực hiện hiệu quả trong phát triển kinh tế nên xã Hải An đã tạo cho người dân niềm vui và quyết tâm cao về phát triển kinh tế ở mỗi gia đình.

Ngay chưa đầy 3 tháng đầu năm 2021, ngư dân Hải An đã vươn khơi xa, bám biển đánh bắt được 492,6 tấn hải sản, trong đó hải sản có giá trị xuất khẩu là 191 tấn và làm ra nhiều sản phẩm bán ra thị trường, tăng thu nhập cho gia đình. Khi kinh tế phát triển, xã Hải An quan tâm xây dựng cơ sở hạ tầng để đảm bảo giao thông thông suốt và bê tông hóa, nhựa hóa các tuyến đường. Tại địa bàn hiện có 15 tuyến đường được chiếu sáng, xây mới thêm 2 cổng chào và nhiều công trình như: trường học, trạm y tế, nhà cửa của nhân dân được xây dựng đẹp, khang trang. Phát huy kết quả đạt được, cán bộ và Nhân dân xã Hải An đang quyết tâm phấn đấu đưa giá trị sản xuất trong năm 2021 đạt 508,439 tỉ đồng, nâng thu nhập bình quân đầu người lên 58 triệu đồng. Tin tưởng rằng, với các chỉ tiêu và giải pháp đề ra trong năm 2021, Hải An sẽ thực hiện thành công và tiếp tục tạo đà, tạo thế cho những năm tiếp theo.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Hải Lăng: 21 dự án có dấu hiệu vi phạm các quy định về sử dụng đất

Quang Hiệp |

Qua kiểm tra, rà soát, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vừa phát hiện nhiều dự án trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm các quy định về sử dụng đất.

Sức bật mới của huyện Hải Lăng

Mai Trang - Hồng Quân |

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua nhiều gian khổ hy, cùng với quân và dân cả nước giành lại độc lập, tự do cho quê hương, là địa cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng. 46 năm sau ngày giải phóng, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy trong công cuộc dựng xây và phát triển của mảnh đất anh hùng này.

Sức bật của Hải Lăng sau 46 năm giải phóng

Bá Thuần |

Với truyền thống đoàn kết, anh hùng cách mạng, với niềm tin, khát vọng phát triển, cùng với những thành tựu đạt được trong 46 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Lăng  (Quảng Trị) đang ra sức thi đua, tạo ra những sự đột phá, đưa Hải Lăng vững bước phát triển để sớm trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng tỉnh Quảng Trị phát triển giàu mạnh.

Hải Lăng chú trọng sản xuất lúa hữu cơ

Võ Văn Hạ |

Là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xác định việc mở rộng diện tích, đầu tư, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với cây lúa là nhiệm vụ quan trọng đối với địa phương. Đặc biệt, huyện luôn chú trọng tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quản lý sử dụng nhãn hiệu gạo Hải Lăng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tìm kiếm, đưa vào thử nghiệm một số giống lúa mới có triển vọng; tổ chức sản xuất giống lúa, lúa đặc sản, lúa hữu cơ tập trung theo hướng liên kết với các công ty để tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hóa…