Sức bật mới của huyện Hải Lăng

Mai Trang - Hồng Quân |

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Lăng (Quảng Trị) đã vượt qua nhiều gian khổ hy, cùng với quân và dân cả nước giành lại độc lập, tự do cho quê hương, là địa cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng. 46 năm sau ngày giải phóng, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy trong công cuộc dựng xây và phát triển của mảnh đất anh hùng này.

Trong liên tiếp những ngày gần đây, không khí vui tươi đã tràn ngập nhiều miền quê như Hải Hưng, Hải Quy của huyện Hải Lăng khi đảng bộ, chính quyền và nhân dân các địa phương được đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM. Tính đến hết tháng 4 năm nay, huyện Hải Lăng đã có 11/15 xã về đích NTM. Đây là một kết quả phấn khởi đối với vùng quê vốn được mệnh danh là vùng “rốn lũ” với nhiều khó khăn ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và đời sống người dân. Nhưng chính đức tính cần cù, chịu khó cùng ý thức xây dựng quê hương giàu mạnh của người dân Hải Lăng đã bắt nhịp được với chủ trương xây dựng nông thôn mới của cả nước. Bà Lê Thị Minh Lộc, một người dân ở thôn Văn Vận, xã Hải Quy phấn khởi nói: "30/4, 1/5 này, xã tôi sẽ đón nhận xã đạt chuẩn NTM. Phải nói là rất vui mừng trước kết quả này của địa phương. Tôi thấy rằng NTM đã làm đổi mới từ nhận thức của người dân đến hình ảnh bên ngoài của các làng quê. Phải nói rằng những thay đổi trong xây dựng NTM đã để lại những sự phấn khởi, niềm tin vào sự đổi thay của quê hương Hải Lăng hôm nay."

Cánh đồng lúa cho những mùa vàng bội thu ở huyện Hải Lăng
Cánh đồng lúa cho những mùa vàng bội thu ở huyện Hải Lăng

Không chỉ là một miền quê đang trên đà hướng đến xây dựng huyện NTM của tỉnh vào năm 2025, đây còn là địa phương có năng suất lúa luôn đạt cao nhất toàn tỉnh Quảng Trị. Với tổng diện tích lúa hai vụ hơn 13.500 ha, trong đó lúa chất lượng cao hơn 8.000 ha, nhờ mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất lúa của Hải Lăng đạt trung bình gần 62 tạ/ha. Riêng năm nay, vụ lúa Đông Xuân của huyện được dự báo tiếp tục là một mùa vàng bội thu. Điểm nhấn đáng kể đó chính là sự chuyển đổi trong ý thức của người dân huyện Hải Lăng. Cùng với đó là sự chỉ đạo mạnh mẽ từ các cấp ủy, chính quyền. Ông Lê Đức Thịnh, Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng cho biết thêm: "Về nông nghiệp nông thôn, huyện xác định đây là ngành cơ cấu trọng điểm của huyện. Giải pháp đó là chọn bộ giống lúa để sản xuất và nhân rộng. Đặc biệt chú ý đến khâu sản xuất và ứng dụng KHKT trong sản xuất. Nhờ vậy mà trong những năm gần đây đặc biệt là năm nay vụ mùa sẽ đạt năng suất bằng và cao hơn các năm trước".

Trên vùng đất cách mạng huyện Hải Lăng, 46 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, nơi đây đang có rất nhiều đổi thay đáng mừng. Với niềm tin, khát vọng phát triển, Hải Lăng đang vững bước từng ngày để phấn đấu trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng tỉnh Quảng Trị ngày càng khởi sắc.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Sức bật của Hải Lăng sau 46 năm giải phóng

Bá Thuần |

Với truyền thống đoàn kết, anh hùng cách mạng, với niềm tin, khát vọng phát triển, cùng với những thành tựu đạt được trong 46 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hải Lăng  (Quảng Trị) đang ra sức thi đua, tạo ra những sự đột phá, đưa Hải Lăng vững bước phát triển để sớm trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng tỉnh Quảng Trị phát triển giàu mạnh.

Hải Lăng viết tiếp hành trình dựng xây và phát triển

Linh Xuân |

Hải Lăng là huyện phía Nam của tỉnh Quảng Trị. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hải Lăng đã vượt qua biết bao nhiêu hy sinh mất mát, cùng với quân và dân cả tỉnh, cả nước giành lại độc lập, tự do cho quê hương, là địa phương cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được hoàn toàn giải phóng vào ngày 19 tháng 3 năm 1975. 46 năm sau ngày giải phóng, tinh thần ấy vẫn luôn được phát huy trong công cuộc dựng xây và phát triển của mảnh đất anh hùng này.

Hải Lăng chú trọng sản xuất lúa hữu cơ

Võ Văn Hạ |

Là vùng trọng điểm lúa của tỉnh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) xác định việc mở rộng diện tích, đầu tư, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với cây lúa là nhiệm vụ quan trọng đối với địa phương. Đặc biệt, huyện luôn chú trọng tiếp tục xây dựng cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung theo đồ án quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; quản lý sử dụng nhãn hiệu gạo Hải Lăng để mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm. Tiếp tục tìm kiếm, đưa vào thử nghiệm một số giống lúa mới có triển vọng; tổ chức sản xuất giống lúa, lúa đặc sản, lúa hữu cơ tập trung theo hướng liên kết với các công ty để tiêu thụ, tạo sản phẩm hàng hóa…

Người trồng rừng giỏi ở Tây Hải Lăng

Lê An |

Sau nhiều lần lỡ hẹn, cuối cùng chúng tôi cũng gặp được anh Cáp Quốc Hà, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng (Quảng Trị), người “cả gan” nhận hơn 300 ha đất trống đồi trọc để trồng rừng mấy chục năm trước. Với những nỗ lực của mình, hiện nay anh Hà được vinh danh là người trồng rừng giỏi ở vùng Tây Hải Lăng.