Hải Lăng phấn đấu trở thành huyện trọng điểm sản xuất công nghiệp

Thanh Lê |

Để đưa địa phương trở thành huyện trọng điểm sản xuất công nghiệp của tỉnh vào năm 2030, nhiều giải pháp đã được huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đưa ra và tập trung thực hiện.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách liên quan của trung ương, của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN -TTCN) trên địa bàn. Trong thời gian tới, mục tiêu mà địa phương đặt ra là đẩy mạnh phát triển CN - TTCN, ngành nghề có lợi thế theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường. Phấn đấu giá trị sản xuất tăng trưởng bình quân 17- 18%/năm (toàn tỉnh đạt 11,42%); đến năm 2025, tỉ trọng giá trị sản phẩm chiếm 45,17% tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế. Đến năm 2030 tỉ trọng giá trị sản phẩm chiếm trên 47,25% tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế.

Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng tạo việc làm cho nhiều lao động - Ảnh: T.L
Các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng tạo việc làm cho nhiều lao động - Ảnh: T.L

Cùng với đó, phấn đấu tỉ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn 2021 - 2025 đạt 100%; giai đoạn từ 2025 - 2030 hình thành thêm khoảng 2- 3 CCN… Xây dựng chính sách khuyến công giai đoạn 2021 - 2025; xây dựng chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển TTCN, thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Cùng với đó, các làng nghề được địa phương quan tâm phát triển theo hướng hình thành các CCN làng nghề, gắn với các CCN hiện có trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể của tỉnh và các quy hoạch liên quan. Chuyển một số làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vào các CCN để xử lý ô nhiễm môi trường tập trung…

Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Hải Lăng đã ban hành và đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển. Trong đó tập trung thực hiện cải cách hành chính tạo cơ chế chính sách ưu đãi thực sự thông thoáng, hấp dẫn, huy động tổng hợp các nguồn lực tạo ra hạ tầng hoàn thiện thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh cho Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Quảng Trị nói chung và cho huyện Hải Lăng nói riêng. Đồng thời, căn cứ quy hoạch, tiềm năng và lợi thế của địa phương sẽ tiến hành rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển CN - TTCN trên địa bàn huyện phù hợp với phát triển KTXH của huyện đến năm 2030; định hướng đến năm 2045 và những năm tiếp theo…

Việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cũng được huyện Hải Lăng quan tâm thực hiện. Phó Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Hải Lăng Trần Kim Cương cho biết: “Địa phương sẽ tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển CN - TTCN, ngành nghề. Ưu tiên thu hút có lựa chọn các dự án đầu tư vào các ngành CN - TTCN chế biến, bảo quản nông sản, đóng gói sản phẩm; công nghiệp phụ trợ làm vệ tinh cho công nghiệp năng lượng, công nghiệp silicat, công nghiệp may; sản xuất cấu kiện vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa, điện máy, máy nông nghiệp, hàng gia dụng gắn với đảm bảo bền vững về môi trường. Cùng với đó, huyện Hải Lăng đề xuất UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí để giải phóng mặt bằng, chú trọng tận dụng các chính sách hỗ trợ về phát triển CN - TTCN của trung ương, tỉnh. Kêu gọi thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật các CCN.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi và hỗ trợ đầu tư tháo gỡ khó khăn để sớm triển khai dự án như: Cảng biển Mỹ Thủy, Khu Công nghiệp Quảng Trị (Visip8), khu trung chuyển hàng hóa logistics… Hoàn thành đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Quảng Trị, huyện Hải Lăng, thu hút bước đầu các dự án lớn đầu tư và Khu công nghiệp Quảng Trị, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng các dự án đã khởi công tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị”.

Trong phát triển công nghiệp, địa phương sẽ tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, giải phóng mặt bằng và chủ động phối hợp để thu hút, tiếp nhận một số dự án đầu tư công nghiệp có quy mô lớn vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy, Khu công nghiệp Quảng Trị, nhà máy tổng hợp điện khí, sản xuất lắp ráp cấu kiện bê tông. Triển khai tốt các thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tư vấn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký đầu tư… Tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển CN-TTCN, ngành nghề ưu tiên thu hút có lựa chọn dự án đầu tư vào các ngành CNTTCN chế biến, bảo quản nông sản, đóng gói sản phẩm. Đầu tư, đổi mới công nghệ sản xuất và xử lý môi trường ở các CCN, làng nghề…Chú trọng phát triển một số lĩnh vực như chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác khoáng sản.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất được đẩy mạnh. Trong đó ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”, sử dụng các nguyên liệu thế mạnh tại địa phương. Khuyến khích đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, tiến hành hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn trong dây chuyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa sản xuất trên địa bàn huyện; chú trọng phát triển khoa học công nghệ theo hướng mua sắm thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ mới, công nghệ tiên tiến. Đầu tư, đổi mới công nghệ trong sản xuất và xử lý môi trường ở các CCN , làng nghề.

“Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phát triển CN - TTCN, huyện Hải Lăng sẽ thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nhân lực có chất lượng tốt, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động. Đồng thời liên kết với các cơ sở đào tạo nghề để mở rộng các hình thức hợp tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, từng bước thực hiện đào tạo theo yêu cầu và địa chỉ. Có cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở, doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo để có nguồn nhân lực bảo đảm số lượng và chất lượng, nhất là đội ngũ công nhân kỹ thuật.

Thực hiện quản lý nhà nước về dạy nghề. Đa dạng hóa và mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của các khu, CCN, làng nghề, xuất khẩu lao động, nhất là nguồn nhân lực làm việc cho các dự án trọng điểm đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, Khu công nghiệp Quảng Trị; kết hợp đào tạo nghề với tạo việc làm mới… Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất CN - TTCN cũng được địa phương tăng cường thực hiện”, ông Trần Kim Cương thông tin thêm.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Doanh nghiệp ngành may mặc thiếu hụt lao động

Thanh Trúc |

Thời gian qua, do ảnh hưởng của COVID - 19, rất nhiều người dân từ các tỉnh phía Nam về quê tránh dịch. Thế nhưng, hiện nay nhiều doanh nghiệp, nhà máy trên địa bàn, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành hàng dệt may gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề dù đã đưa ra nhiều chính sách đãi ngộ.

Nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại

Tổng hợp |

Bộ Y tế Lào đã cho phép 20 nhà máy may mặc ở Vientiane mở cửa trở lại sau thời gian dài đóng cửa do dịch Covid-19 bùng phát.

Lào bắt đầu cho các nhà máy may mặc hoạt động trở lại

Tổng hợp |

Một số may mặc đã trải qua quy trình đánh giá của Ủy ban chuyên trách quốc gia sẽ được mở cửa trở lại nếu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn phòng ngừa dịch bệnh.

Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới

Mạnh Hùng |

Việt Nam đã vượt qua Bangladesh về xuất khẩu hàng may mặc, chỉ đứng sau Trung Quốc - quốc gia có thị phần chiếm 31,6% (giảm 7% trong năm 2020), với giá trị xuất khẩu đạt 142 tỷ USD.